Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây Si vừa nằm trong ngũ quỷ “Hoè, Liễu, Gạo, Đa, Si” vừa nằm trong tứ linh “Đa, Sung, Sanh, Si” nên nhiều người băn khoăn có nên trồng cây si trước nhà hay không? Nếu trồng thì cần chú ý những gì?

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề có nên trồng cây si trước nhà không, tuy nhiên không có quan điểm nào là đúng tuyệt đối. Vì vậy chúng ta cần xem xét vấn đề từ hai phía, bài viết này sẽ đi phân tích ở cả hai khía cạnh tại sao nên và không nên trồng cây si trước nhà.

Lý do không nên trồng cây Si trước nhà

Cây si thuộc loại cây thân gỗ cao, nếu phát triển tự do trong môi trường thuận lợi cây si có thể cho chiều cao lên tới 30m. Cây si có cành nhánh mọc rất nhiều mà đa phần chúng lại mọc ngang từ gốc với số lượng rễ phụ rất lớn.

Cây Si có thể phát triển với tán lá rộng, có nhiều rễ phụ lớn nhỏ xung quanh
Cây Si có thể phát triển với tán lá rộng, có nhiều rễ phụ lớn nhỏ xung quanh

Khi trưởng thành, các rễ phụ buông rủ từ trên thân xuống dưới, nó mảnh, nhẹ tạo thành những sợi dây rung rinh theo làn gió. Hay có thể phát triển lớn, đâm sâu xuống đất. Khi cây si bị thương hay chặt vào một đoạn thân si ta thấy có một thứ nhựa trắng chảy ra.

Phong thủy kiêng kỵ việc trồng cây tán rộng che mất ánh sáng trước nhà. Cây Si có tán lá rộng, ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà, đây là điều tối kỵ trong phong thủy “âm khí thịnh – dương khí suy”. Do vậy, không nên trồng cây Si trước nhà.

Bên cạnh đó, cũng theo phong thuỷ,một số loại cây cảnh thuộc ngũ quỷ tuyệt đối không nên trồng ngay trước cửa nhà, đó là: Hoè, Liễu, Gạo, Đa và Si. Đây là những cây cảnh mang tính âm rất nặng, nếu trồng trước cửa sẽ dẫn ma quỷ đến trú ngụ, là những cây thuộc về đất âm. Ông cha ta cũng có câu “Trong nhà có sân, chớ trồng ngũ quỷ” chính là nói về việc không nên trồng 5 loại cây trên ở sân nhà.

Trồng cây Si trước nhà sẽ mang đến nguồn âm khí nặng, điều không may mắn cho gia đình. Đối với những nhà kinh doanh – buôn bán, việc này sẽ khiến gia chủ bị thất thoát tài lộc, sức khỏe các thành viên trong gia đình cũng bị giảm sút.

Tại sao nên trồng cây Si trước nhà?

Có quan điểm khác cho rằng cây Si là loại cây tốt, nó nằm trong bộ tứ linh: Đa, Sung, Sanh, Si. Cây tứ linh hay còn được gọi là cát tường, sẽ đem lại phúc khí sâu dày cho gia chủ. Hơn nữa, cây Si trồng lâu năm có thế đẹp, là lựa chọn không thể tốt hơn đối với những người yêu trồng cảnh.

Nếu đặt đúng chỗ, trồng cây Si trước nhà có thể làm gia tăng Sinh khí và Phúc khí cho gia chủ. Đôi khi người ta còn dùng cây Si để trấn yểm cho những mảnh đất có phong thủy xấu, hướng nhà mang sát khí.

Nếu diện tích sân nhỏ, nên trồng cây Si trước nhà kiểu bonsai
Nếu diện tích sân nhỏ, nên trồng cây Si trước nhà kiểu bonsai

Nếu muốn trồng cây Si trước nhà, bạn nên lựa chọn những cây Si cảnh với dáng bonsai, vừa nhỏ gọn để tô điểm cảnh quan, vừa có ý nghĩa phong thủy tốt. Ngày nay, dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, cây Si được tạo thành những dáng cây bonsai rất đẹp với kích thước vừa phải, thích hợp đặt trước nhà.

Ngược lại, những cây Si lớn từ 12-15m thường được trồng trong các khuôn viên rộng như đình, chùa… thì bạn không nên trồng trước nhà. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, cây Si có tán rộng, lá xòe to nếu trồng trước nhà sẽ ngăn chặn lượng ánh sáng chiếu vào ngôi nhà.

Với những quan điểm trên, nếu nhà bạn trồng sẵn một cây Si trước nhà, cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chặt bỏ nó. Có thể mời người có kinh nghiệm phong thủy xem hướng nhà, tuổi của gia chủ, vị trí tương đối của ngôi nhà,… có phù hợp với vị trí trồng cây Si đó hay không. Từ đó có thể tìm được vị trí đẹp nhất để trồng cây Si.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Trồng và chăm sóc cây Si trước nhà như thế nào?

Cây Si thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành. Nhưng chủ yếu là giâm cành vì nó đơn giản mà hiệu quả cao.

Chọn cành giâm

Nên chọn cành phát triển đều dài khoảng 60cm. sau đó cắt đoạn cành giâm gần phía ngọn dài 20- 30cm. Cắt chéo, giâm vào bầu đất và bón phân chuồng hoại mục. Giâm cành sâu khoảng 4-5cm so với mặt đất và bổ sung nước hợp lý để cành ra rễ, phát triển thành cây mới.

Cách trồng cây Si

Chọn kích thước hố trồng, chậu trồng hợp lý với kích thước bầu cây trồng và thoát nước tốt. Đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

Với đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng ta nên bổ sung thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoại mục.

Khi trồng cây ta nên trồng nông, sâu khoảng 10cm so với mặt đất và tưới nước nhẹ nhàng cho cây sau khi trồng tránh làm trơ rễ cây.

Cách chăm sóc cây Si

Nếu bạn trồng cây Si trước nhà kiểu bonsai, khi cây còn non nên tạo dáng ngay, để cây phát triển sẽ khó uốn. Định kỳ bón phân NPk 2 lần/ tháng. Lượng phân bón phù hợp vào kích thước cây to và nhỏ.

Tưới nước hàng ngày cho cây 1 – 2 lần vào sáng hoặc chiều tối. Vì cây có nhiều rễ phụ nên ta cũng nên thường xuyên cắt tỉa rễ phụ sâu, mục và các cành khô, dáng xấu để cây luôn bắt mắt thu hút người nhìn.

Cách phòng trị bệnh cho cây Si

Cây Si là một giống cây phát triển tốt, ít bị sâu bệnh. Cây chỉ hay bị bệnh xoăn lá. Với bệnh này, bạn cần chú ý kiểm tra và loại bỏ những cành bị bệnh là cây sẽ phục hồi và phát triển đẹp mà không cần phun thuốc.

Như vậy, việc nên hay không nên trồng cây Si trước nhà phụ thuộc vào vị trí trồng, độ lớn của cây, phong thủy ngôi nhà và tuổi gia chủ. Nếu diện tích trước nhà nhỏ hẹp, nên trồng cây bonsai nhỏ, tránh che ánh sáng. Nếu có sân vườn lớn mới trồng cây to. Đồng thời, nên hỏi ý kiến người có kiến thức phong thủy để xem xét các yếu tố có nên trồng hay không và trồng ở vị trí nào phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.