Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nhiều người vì yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của dương xỉ mà lựa chọn đặt chúng trang trí trong nhà. Thế nhưng trồng dương xỉ trong nhà có tốt cho phòng thủy không? Có nên trồng trong nhà không?

Đặc tính cây dương xỉ

Cây Dương Xỉ có tên khoa học là Microsorum Pteropus, thuộc họ Polygonaceae. Cây Dương Xỉ với hơn 40 dạng hình thái phát triển khác nhau tùy vào đất, nước và điều kiện khí hậu. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được phát hiện nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới cận xích đạo. Tại Việt Nam, cây thường mọc nhiều ở các vùng núi cao, những nơi có bóng râm và độ ẩm tốt cho sự phát triền.

Dương Xỉ là loài cây thân thảo, gần như nó không có thân, có chiều cao trung bình từ 15 – 30cm và rộng khoảng 15 – 20cm. Cây có lá kép mọc thành từng cụm, dài khoảng 20 đến 35cm, nó giống như hình của chiếc lược, thon nhọn ở đầu và lá non có lông, thường cuộn tròn lại.

Thân và rễ của cây Dương Xỉ có thể mọc lan hoặc bò tùy theo địa hình cũng như môi trường được trồng của chúng. Với loại cây cảnh văn phòng, cây thường có dáng thẳng đứng và không có rễ bò.

Xem thêm: Có nên trồng cây trúc ở trước nhà không? Trồng có tốt không?

Các loại dương xỉ ở Việt Nam

Dương xỉ thân gỗ

Cây dương sỉ thân gỗ có dạng hình trụ, cao khoảng 2 – 10m với đường kính thân từ 0.2 – 0.8m. Lá dài khoảng 1 – 2m, mọc tập trung ở đầu ngọn cây. Loại này có hình dáng đặc sắc, điển hình cho các kiểu cây cổ xưa nên thường được làm cây cảnh trước sân nhà.

Dương xỉ thân thảo

So với cây dương sỉ thân gỗ, cây dương sỉ thân thảo có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Chúng mọc hoang dại ngoài tự nhiên với các loại phổ biến như: dương xỉ lá me, dương xỉ vua, dương xỉ lá nho, dương xỉ Mỹ, dương xỉ Pháp, dương xỉ Thái, dương xỉ Trident, dương xỉ Nhật lá kim,…

Có nên trồng cây dương xỉ trong nhà không? Trồng cây dương xỉ ở trong nhà có tốt không?

Dương xỉ thường được tìm thấy ở những nơi ẩm thấp và có bóng râm
Dương xỉ thường được tìm thấy ở những nơi ẩm thấp và có bóng râm
Lá dương xỉ có thể mọc dài từ 15 – 30cm
Lá dương xỉ có thể mọc dài từ 15 – 30cm
Dương xỉ có sức sống mãnh liệt, phát triển nhanh
Dương xỉ có sức sống mãnh liệt, phát triển nhanh

Để trả lời cho thắc mắc có nên trồng cây dương xỉ trong nhà không chúng ta cùng tìm hiểu loại cây này mang những ý nghĩa gì về mặt phong thủy, sức khỏe, trang trí:

Ý nghĩa trang trí của cây dương xỉ

Cây dương xỉ có màu xanh tươi bắt mắt, trong lành, đặt một vài chậu nhỏ trong nhà sẽ khiến không gian tươi mới và đẹp, sinh động hơn. Ngôi nhà sẽ bớt đơn điệu hơn nếu trồng cây dương xỉ trong nhà.

Ý nghĩa phong thủy của cây dương xỉ

Dương xỉ là loài cây có sức sống rất mãnh liệt và bền bỉ. Xét theo phong thủy dương xỉ biểu tượng cho nguồn năng lượng dồi dào, mạnh mẽ, vượt qua mọi nghịch cảnh để có thể tồn tại, phát triển và vươn tới thành công. Ngoài ý nghĩa này dương xỉ còn là loại cây mang lại nhiều tiền tài, giàu có và sung túc cho gia chủ.

Ý nghĩa sức khỏe của cây dương xỉ

Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ những độc tố từ môi trường và aldehyde formic, xylen, toluene từ máy tính, điện thoại, máy in rất tốt. Vì thế, trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp không khí trở nên trong lành, làm giảm tác hại của các tia bức xạ từ điện thoại, máy tính. Từ đó, giúp bạn có tinh thần thoái mái, làm việc hiệu quả và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân.

Cây dương xỉ rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và chứa 1 số vi khuẩn có lợi có tác dụng chống viêm, sát trùng. Vì thế, người ta thường dùng lá của loài cây này để trị các vết mẩn ngứa, viêm loét trên da do côn trùng cắn hoặc bị thương.

Một số tác dụng khác của cây dương xỉ:

  • Hỗ trợ chữa trị bạch biến, lang ben, vẩy nến.
  • Có tác dụng tích cực trong việc điều trị chứng nhức mỏi tay chân, đau lưng, mỏi gối, đau khớp, khó cử động.
  • Giúp cầm máu và trị bong gân hiệu quả.
  • Ngăn ngừa tiêu chảy, di tinh, bạch đới, tiểu són,…

Từ những ý nghĩa phong thủy, sức khỏe, trang trí tốt đẹp trên, có thể thấy việc trồng cây dương xỉ trong nhà là hoàn toàn được. Hơn nữa dương xỉ phù hợp với điều kiện bóng râm trong nhà, dễ trồng và chăm sóc, không tốn nhiều công sức cho chủ nhân.

Nên trồng cây dương xỉ ở đâu trong nhà?

Cây dương xỉ thường được trồng ở bồn, chậu treo, chậu cảnh. Bạn có thể đặt chậu dương xỉ ở ban công, cửa sổ, giếng trời, lối ra vào, sân vườn, hiên nhà, quán cà phê, nhà hàng, phòng làm việc…

Trang trí dương xỉ trong phòng khách
Trang trí dương xỉ trong phòng khách

Nếu trồng trong nhà, bạn có thể đặt chúng trên cửa sổ (tránh ánh nắng trực tiếp) để làm tươi mới cho không gian. Còn nếu dùng trang trí cho sân vườn, bạn có thể trồng cây ở những rìa tường (một cách có chủ ý, chứ không để cây mọc tự do) hay những phần nền trang trí cạnh những cây hoa nhiều màu sắc.

Ngoài ra, đặt một chậu Dương Xỉ trên bàn làm việc cũng là gợi ý tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên và sức sống mãnh liệt của loài cây này. Cây Dương Xỉ trồng trong nhà sẽ giúp bạn rất nhiều từ việc bảo vệ sức khỏe, làm đẹp cho không gian sống, giúp thanh lọc không khí cực tốt.

Có nên trồng cây dương xỉ trong phòng ngủ không?

Bạn hoàn toàn có thể đặt 1 chậu cây dương xỉ nhỏ để trang trí ở trên bàn, kệ cửa sổ trong phòng ngủ của mình. Dương xỉ là loài cây hút ẩm cực kỳ tốt, nó có thể hút khí Aldehyde Formic để làm lạnh bầu không khí xung quanh bạn, vào mùa hè sẽ giúp không gian giảm oi bức hơn rất nhiều.

Ngoài ra phòng ngủ là nơi chúng ta cần thư giãn, nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, học tập mệt mỏi, có một chậu dương xỉ cảnh trang trí sẽ giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Nhưng lưu ý chỉ nên đặt 1 chậu nhỏ thôi nhé, đừng đặt quá nhiều vì ban đêm dương xỉ sẽ hút oxy và nhả cacbonic, gây ngột ngạt, khó chịu.

Cây dương xỉ hợp mệnh gì? Gia chủ mệnh nào nên trồng cây dương xỉ?

Cây dương xỉ toàn thân màu xanh lá cây, đây là màu bản mệnh Mộc do vậy nhưng người mệnh Mộc cực kỳ phù hợp trồng cây dương xỉ trong nhà. Ngoài ra theo ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, do đó người mệnh Hỏa cũng phù hợp để trồng dương xỉ trong nhà.

Người mệnh Mộc sinh vào các năm như:

  • Nhâm Ngọ: 1942, 2002
  • Kỷ Hợi: 1959, 2019
  • Mậu Thìn: 1988
  • Quý Mùi: 1943, 2003
  • Nhâm Tý: 1972
  • Kỷ Tỵ: 1989
  • Canh Dần: 1950, 2010
  • Quý Sửu: 1973
  • Tân Mão: 1951, 2011
  • Canh Thân: 1980
  • Mậu Tuất: 1958, 2018
  • Tân Dậu: 1981

Người mệnh Hỏa sinh vào các năm:

  • Giáp Tuất: 1994
  • Đinh Dậu: 1957, 2017
  • Bính Dần: 1986
  • Ất Hợi: 1995
  • Giáp Thìn: 1964
  • Đinh Mão: 1987
  • Mậu Tý: 1948, 2008
  • Ất Tỵ: 1965
  • Kỷ Sửu: 1949, 2009
  • Mậu Ngọ: 1978
  • Bính Thân: 1956, 2016
  • Kỷ Mùi: 1979

Cách trồng cây dương xỉ trong nhà

Cách trồng cây dương xỉ bằng đất

Dương xỉ không kén đất, có thể sống ở mọi loại đất. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu được trồng nên nên đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng để có bộ lá đẹp. Ngoài ra, nó còn được trồng trong các tiểu cảnh, bồn cây, khe nước. Cây dương xỉ ưa bóng râm nhưng vẫn phát triển tốt ở nơi có ánh sáng hoàn toàn nếu cung cấp đủ nước.

Chọn giống và trồng cây

  • Chọn giống: Cây dương xỉ thường được nhân giống bằng phương pháp tách gốc, có thể thực hiện khi thay chậu.
  • Đất trồng: Loài cây này không chịu được khô hạn, nó phát triển rất tốt trong điều kiện có độ ẩm. Đất trồng cây cần được pha trộn giữa đất mùn, đất cát và đất thịt và tốt nhất là cách một năm thay đất cho cây một lần.
  • Trồng cây: Lấy cây từ trong chậu cũ ra, thay bỏ đất cũ và cắt đi những phần gốc đã hỏng, sau đó tách cây và rễ ra. Khi cây mọc thêm khoảng từ 3 chồi trở lên là có thể trồng vào chậu. Trồng xong phải đặt cây ở chỗ râm mát, tránh ánh nắng. Nếu trồng dương xỉ thủy sinh thì cần cột cây giống vào đá hoặc giá thể, để khoảng 2 tháng có thể tháo dây ra.

Cách chăm sóc cây dương xỉ

  • Nhiệt độ: Cây ưa bóng nên thường không chịu được ánh sáng mạnh trực tiếp hay ở ngoài nắng trong thời gian quá dài. Nhiệt độ thích hợp nhất cho Dương Xỉ là từ 15-20°C, nếu xuống dưới 10°C cây sẽ yếu dần và chết.
  • Độ ẩm: Cây dương xỉ không được để quá ẩm hoặc quá khô. Chính vì vậy, cần duy trì độ ẩm cho cây để phát triển nhanh nhất.
  • Phân bón: Dương xỉ rất dễ trồng và chăm sóc nên không cần bón phân nhiều. Khoảng 2 – 3 tháng có thể bón phân 1 đợt cho cây. Khi bón phân tránh việc bón vào lá. Lúc này, pha loãng phân và tưới vào gốc.
  • Nước: Dương xỉ trồng ở môi trường thủy sinh thường xuyên thay nước cho cây.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Dương xỉ là loại thường sống bám trên thân cây, đá, hoặc sống trên đất cạn gần nước, chính vì thế bạn nên mô phỏng môi trường sống của chúng trong Bể thủy sinh của mình bằng cách buộc hoặc dán trên lũa hoặc đá, để cho nó bám được và sinh trưởng. Lưu ý khi buộc rễ cây dương xỉ bạn cần buộc rể của nó vào vật bám, sau khi mọc rể ra rồi bạn có thể cắt bớt dây

Khi mua cây dương xỉ về hoặc bạn lấy ở tự nhiên về cần phải rửa sạch bộ rể rồi mới bỏ vào bể

Tốt hơn thì bạn nên trồng cây dương xỉ ở nơi có dòng chảy yếu, sẽ phát triển bộ rễ tốt hơn, sau khi đã phát triển rễ bạn có thể điều chỉnh dòng chảy mạnh để phát triển bộ lá đẹp hơn.

Không cắm rể dương xỉ xuống nền vì chúng có thể chết thối rễ.

Hạn chế đặt cây dương xỉ ở nơi có quá nhiều ánh nắng, lá dương xỉ dễ bị đen.

Khi mới đầu bạn trồng cây dương xỉ trong bể rồi, hãy để cho dòng nước ổn định, một thời gian rồi quan sát sự ổn định

Bạn cũng cần phải thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước.

Dương xỉ thủy sinh là dạng cây màu xanh vì thế sinh trưởng tốt nhiệt độ 22-24 độ với lượng Co2 cao và có dòng chảy tốt.

Dương xỉ ưa bóng râm nên bạn có thể trồng cây làm cảnh trong nhà hoặc trang trí bàn làm việc. Tuy nhiên, nó sinh trưởng nhanh, thường xuyên có lá héo và sâu bệnh nên cần chú ý tỉa lá bệnh thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cây.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.