Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lưỡi hổ – loài cây có vẻ ngoài ngoan cường, uy nghi như cái tên của chúa sơn lâm – là loài cây được ưa chuộng đặt trên bàn làm việc do có nhiều ý nghĩa về phong thủy. Vậy tại sao nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà? Cây còn có những ý nghĩa nào khác?

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không? Có nên trồng không?

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi (từ Nigeria đến phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania).

Cây có đặc điểm là có sức sống bền bỉ, lá mọc thẳng đứng hướng lên trời. Hình dáng của lá là hình dẹt, thon nhỏ ở hai đầu, mép lá có viền vàng hoặc màu đỏ nhạt. Bề mặt trơn tru, không có vân nhưng khi nhìn lại thấy những vằn ngang màu xanh đậm.

Cây lưỡi hổ là loài cây ưa sáng nhưng vẫn có thể chịu bóng bán phần, thích hợp trồng cả ở trong nhà, ngoài ban công hay trồng dưới bóng cây khác. Loài cây này còn có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh.

Cây lưỡi hổ là loại cây thường được trồng trong nhà
Cây lưỡi hổ là loại cây thường được trồng trong nhà

Vậy tại sao nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà? Có hai lý do chính sau đây:

Thứ nhất, xét theo góc độ khoa học, cây lưỡi hổ là một trong những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí cực tốt. Cây có thể hấp thụ được các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide, giúp trả lại bầu không khí trong lành cho căn nhà của bạn.

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ sẽ giúp cho gia chủ hấp thụ được nhiều oxy hơn so với các loại cây khác. Vì vậy mà bạn có thể có một giấc ngủ ngon, cảm thấy thư giãn và bớt stress hơn trong không gian nghỉ ngơi của mình.

Trên thực tế, cây lưỡi hổ còn đóng một vai trò rất lớn trong việc hạn chế hội ứng nhà kính. Đây là tình trạng con người thấy mệt mỏi khi sống ở những không gian như chung cư cao tầng, văn phòng không thoáng khí. Chính vì vậy những căn nhà trên cao hay tòa cao ốc thường lựa chọn cây lưỡi hổ để trồng.

Cây lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí
Trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp thanh lọc không khí

Thứ hai, theo ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ có ý nghĩa đem lại may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống cho gia chủ. Do thân cây mọc thẳng đứng nên chúng thể hiện sự quyết đoán và ý chí tiến lên của chủ nhân.

Nếu bạn đang muốn lựa chọn cây lưỡi hổ làm cây cảnh trang trí thì có thể đặt cây ở hầu hết các phòng trong nhà như: phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc… Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tặng người thân, bạn bè nhân dịp tân gia hay thăng chức thì cây cảnh này cũng sẽ là một sự lựa chọn cực kỳ phù hợp.

Tuy nhiên, tuy cùng họ với nha đam nhưng cây lưỡi hổ vẫn có độc tính nếu chẳng may ăn phải lá của cây này. Khi ăn lá của lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác kích ứng da và buồn nôn, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn cũng nên cân nhắc khi đặt cây lưỡi hổ. Bạn có thể đặt cây ở vị trí cao để trẻ nhỏ không thể với tới được hoặc dặn dò chúng kỹ lưỡng rằng không nên vặt, ngắt lá nhé!

Ngược lại, nếu gia đình bạn không có trẻ nhỏ thì hoàn toàn có thể đặt một chậu cây lưỡi hổ để trang trí trong căn nhà.

Có nên trồng cây lưỡi hổ ở trước và sau nhà không?

Với nhiều ý nghĩa, cây lưỡi hổ hoàn toàn có thể đặt ở phía trước nhà hoặc trong sân vườn của gia đình để tô đẹp thêm cảnh quan ngoài vị trí ở bên trong. Tuy nhiên, bạn không nên đặt cây ở sau nhà bởi hình dáng và ý nghĩa của cây tượng trưng cho ý chí vươn lên trong cuộc sống, tượng trưng cho sức bền và sự chịu đựng mọi khó khăn, thử thách. Đặt cây ở phía sau nhà là đã vô tình cất giấu đi tinh thần tiến thủ, khiến cho ý nghĩa của cây không còn nữa.

Vị trí sau nhà cũng đón hai hướng gió lạnh không tốt nên trồng những loại cây có tán dày, cành to như cây tre, cây trúc, cây chuối…

Những lưu ý khi muốn trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Khi trồng cây lưỡi hổ tại nhà, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau để cây có thể phát triển khỏe mạnh:

  • Về nhiệt độ: Cây lưỡi hổ khá sợ rét. Vì vậy, bạn phải đặt cây ở nơi có nhiệt độ không thấp hơn 13 độ C.
  • Ánh sáng: Nên đặt cây ở vị trí gần cửa sổ hoặc vị trí có thể hấp thu được nhiều ánh sáng nhất. Trong trường hợp bạn đặt cây trong bóng râm thì 10 ngày nên mang ra sáng 1 lần.
  • Tưới cây: Lưỡi hổ là loại cây chịu hạn tốt nên bạn có thể tưới cây từ 1-2 lần/ tuần. Vào mùa mưa lạnh thì 1 tháng chỉ cần tưới một lần. Khi tưới nên tưới từ dưới chậu trước rồi từ từ cao dần lên trên.
  • Thay chậu: Nên thay chậu cây vào mùa xuân hoặc tách cây khi rễ đã đầy cả chậu.
  • Bón phân: 1 lần/ tháng với loại phân giàu potasse.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.