Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Võ Nguyên Giáp là Đại tướng, người chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc, gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Nơi sinh, năm mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911. Tên khai sinh của ông là Võ Giáp, ông còn có tên gọi khác là Tướng Giáp hoặc anh Văn. Ông sinh tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Bệnh Viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội, ông hưởng thọ 103 tuổi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Gia đình nội ngoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra tại một gia đình nhà Nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). Cha ông là một nhà nho đức độ, mẹ ông là bà Nguyễn Thị Kiên.

Về họ ngoại: ông ngoại của ông quê ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, nằm dưới dãy Trường Sơn. Ông ngoại Võ Nguyên Giáp từng tham gia phong trào Văn Thân và Phong Trào Cần Vương.

Về họ nội: Ông sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương. Cha Võ Nguyên Giáp là Võ Quang Nghiêm, một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.

Gia đình Đại tướng Võ Nguyên giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm. Trong đó có 3 người con gái và hai người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho – sau này là Thứ trưởng Bộ giáo dục.

Những người vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Người vợ thứ nhất: Người vợ đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944)- em gái ruột liệt sỹ Nguyễn Thị Minh Khai. Bà là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, là một trong những thành viên thời đầu và hoạt động xuất sắc trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ thập niên 1930.

Người vợ thứ hai: Người vợ gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới tận cuối đời là PGS Sử học Đặng Bích Hà, con gái giáo sư Đặng Thai Mai. Đây là người phụ nữ đã đồng hành cùng ông từ những ngày sau Cách mạng tháng Tám đến cuối đời.

Hai người vợ của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hai người vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Các con của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Hồng Anh (1939- 2009), bà là con gái đầu lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bà Nguyễn Thị Quang Thái. Bà là Giáo sư- Tiến sĩ nổi tiếng về ngành Toán- Lý tại Việt Nam.

Võ Hòa Bình (sinh năm 1951) là người con gái thứ 2 của Đại tướng với bà Đặng Bích Hà.  Hiện bà là ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.

Võ Hạnh Phúc (sinh năm 1952) là người con gái thứ 3 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hiện bà công tác ở Viện Vật lý thuộc Viện khoa học Việt Nam.

Võ Điện Biên (sinh năm 1954), đây là người con trai trưởng của Đại tướng. Ông hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.

Võ Hồng Nam (sinh năm 1956), hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.

Bạn có thể Click vào link để  tìm hiểu cụ thể hơn về những người thân trong gia đình Đại Tướng :

Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ năm 1925 đến 1926, ông tham gia phong trào học sinh ở Huế. Năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, ông bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh.

Năm 1936, ông hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội, là biên tập viên các báo của Đảng. Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, ông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, ông về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao- Bắc- Lạng.

Tháng 12/1944, ông được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/ 1945, ông là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

Tháng 6/1945, ông được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại đại hội Quốc dân Tân Trào, ông được bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1946, ông là chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ liên hiệp; khi thành lập Quận ủy Trung ương, ông được cử làm Bí thư Quận ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ quốc phòng, được chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ chính trị.

Tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, ông là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, ông là Phó thủ tướng thường trực: từ tháng 4/ 1981 đến tháng 12/ 1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng chính phủ).

Ông liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Đại tướng Võ Nguyên giáp được phong tướng khi nào?

Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ. Ngày 27/5/1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội vào chiều ngày 28/5/1948.

Thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng là lúc ông 37 tuổi. Trong lịch sử ông là người duy nhất là Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Phần mộ của Đại tướng ở đâu?

Theo di nguyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi mất Đại tướng được an táng tại Vũng chùa, Đảo Yến. Nơi đây cách Đèo Ngang 7 km về phía Nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng tài giỏi trên thế giới. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, Đại tướng là người duy nhất vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh 2 lần.

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, năm 2015 UBND thành phố Hà Nội đã quyết định gắn biển tên tuyến đường huyết mạch nối liền các huyện Đông Anh, Sóc Sơn với thủ đô Hà Nội. Bạn có thể xem chi tiết về con đường đó tại đây.

Để biết rõ hơn vị trí lăng mộ Đại tướng, bạn có thể tìm hiểu trong bài Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đâu.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.