Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà nho giàu lòng yêu nước. Cả một đời Cụ sống anh dũng, kiên cường để bảo vệ non sông đất nước. Đây là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trên con đường cứu nước.

Bố đại tướng Võ Nguyên Giáp là ai?

Cụ Võ Quang Nghiêm sinh ra ở làng An Xá, Xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) đúng lúc nước mất nhà tan, thực dân Pháp đã đặt ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam do sự hèn yếu của vua tôi nhà Nguyễn.

Cụ Võ Quang Nghiêm là một nhà nho đức độ, dạy chữ Hán cho con em trong làng và hành nghề bốc thuốc cứu nhân độ thế người nghèo ốm đau.

Cụ có 7 người con nhưng người con trai và con gái cả không may mất sớm. Những đứa con còn lại của ông sau này trở thành những cán bộ nổi tiếng của Đảng, quân đội, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Võ Thuần Nho.

Để biết thêm về mẹ tướng Giáp, bạn có thể xem Tại đây.

Ảnh hưởng của thân phụ Võ Quang Nghiêm đến cuộc đời của tướng Giáp

Sinh ra trong một gia đình nho giáo, Cụ Nghiêm đã dạy dỗ tướng Giáp và con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Cụ khuyên dạy con: “Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho”. Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tam thiên tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư.

Những đạo lý mà Võ Nguyên Giáp học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông.

Suốt năm tháng tuổi thơ, bác được nghe cụ Nghiêm nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng bác những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.

Năm 1925, bác Giáp rời nhà vào Huế theo học trường Quốc học. Hai năm sau thì bác tham gia và cách mạng Việt Nam, rồi trở thành một người anh hùng cách mạng của dân tộc.

Sự hy sinh anh dũng của thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tháng 5/1947 bọn địch đến vây ráp làng An Xá, thực hiện chính sách “Tam quang”, bắt đi một số người trong đó có cụ Võ Quang Nghiêm đem về giam ở Đồng Hới, rồi đưa vào nhà lao Thừa phủ trong tỉnh Thừa Thiên.

Biết Cụ là thân sinh người đang chỉ huy bộ đội đánh Pháp, bọn mật thám đã tra tấn rất dã man. Dù vậy Cụ cũng không hề khai ra một thông tin gì về người con trai đang nơi chiến trường.

Không khai thác được gì từ ông già cứng rắn, có bản lĩnh, chúng trói tay cụ dẫn cụ đi trên phố Cố Đô Huế để thị uy với mọi người nhằm làm lung lay tinh thần của Cụ Nghiêm. Cụ bị ốm nặng, bọn giặc bỏ mặc, không hề thuốc men, sau đó chúng buộc phải chuyển Cụ sang bệnh viện Huế trước sự đấu tranh quyết liệt của tù nhân. Cụ đã anh dũng hy sinh giữa mùa hè năm 1949 sau hai năm sa vào tay giặc.

Hành trình gian nan tìm kiếm mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã suy tôn truy tặng danh hiệu liệt sỹ chống Pháp và tặng bằng Tổ quốc ghi công cho Cụ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm.

Còn mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm đang được chôn cất ở đâu trở thành câu hỏi lớn của cả gia đình và cơ quan hữu quan tỉnh Bình Trị Thiên hơn 30 năm về trước.

Khi Cụ mất, biết Cụ là thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên những người tham gia chôn cất cụ đã tìm cách ghi nhớ đặc biệt về Cụ khi tiến hành công việc. Cụ Nghiêm có hàm răng đen, tứ chi dài và to, là người duy nhất được họ đặt trong quan tài gỗ, địa điểm chôn cất là nghĩa địa xã Trường Thuỷ (Huế), mộ cụ được đặt chếch về núi Kim Phụng phía ngoài cùng trong 4 ngôi mộ.

Theo nguyện vọng của gia đình và nhân dân xã Lộc Thuỷ, năm 1977 Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Trị Thiên đã quyết tâm kiếm nơi an nghỉ của liệt sĩ Võ Quang Nghiêm gần ba thập niên trước đó để đưa về nghĩa trang liệt sỹ quê nhà, theo truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc và lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch tỏ lòng hiếu nghĩa với liệt sỹ thương binh.

Từ những thông tin của những người ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, và xã Thuỷ Trường (thành phố Huế) từng phụ trách việc chôn cất tử thi trong bệnh viện Huế khi ấy cung cấp, thi hài của liệt sĩ Võ Quang Nghiêm đã được tìm thấy và long trọng đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Lệ Thuỷ đặt tại xã Mai Thuỷ. Cụ Nghiêm được nằm nghỉ ba ngày ở ngôi nhà của mình sau hơn 28 năm Cụ hy sinh cho cách mạng.

An nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà, gia đình và nhân dân Lệ Thủy thường xuyên đến thắp hương, tỏ lòng tôn kính, biết ơn cụ Nguyễn Quang Nghiêm – người đã sinh thành ra một vị tướng tài của Việt Nam, góp phần quan trọng cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do và phồn thịnh.

Tìm hiểu thêm về những người thân trong gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.