Đu đủ là cây ăn quả quanh năm, được nhiều gia đình lựa chọn trồng trong vườn nhà bởi giá trị tốt đẹp mà cây mang lại. Vậy trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Nội dung trong bài này
Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?
Để trả lời cho câu hỏi có nên trồng cây đu đủ trước nhà không thì trước hết, chúng ta nên tìm hiểu về tác dụng và ý nghĩa mà loài cây này mang lại:
Tác dụng của trồng cây đu đủ
Đu đủ là cây ăn quả ngắn ngày, mang đến nhiều lợi ích tốt đẹp cho con người. Về mặt kinh tế, đu đủ là cây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, cho năng suất cao. Về mặt sức khỏe, mọi bộ phận trên cây đu đủ đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý mà con người hay gặp phải. Cụ thể như rễ đu đủ chữa hôi chân; hoa đu đủ trị ho, hỗ trị điều trị ung thư; lá non đu đủ hỗ trợ điều trị sỏi thận; ăn nhiều quả đu đủ giúp sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, xét về thẩm mỹ, trồng đu đủ trước nhà giúp làm đẹp không gian, tạo cảnh quan tươi mát cho ngôi nhà nhờ bóng dáng cây xanh. Lá cây xanh tốt quanh năm, ít rụng lá nên bạn không cần quá lo lắng cho vấn đề dọn dẹp.
Chính vì thế, nếu xét về giá trị thiết thực đối với con người hay tính thẩm mỹ thì chúng ta hoàn toàn có thể trồng được cây đu đủ trước nhà mà không cần lăn tăn về bất kỳ điều gì.
Ý nghĩa phong thủy của cây đu đủ
Theo quan niệm phong thủy, đu đủ mang ý nghĩa đủ đầy, gia đình sung túc, hạnh phúc, con cháu đề huề. Ngoài ra, đu đủ còn được xem là linh khí chiêu tài, giúp tích tiểu thành đại. Vì thế, khi trồng đu đủ tại các vị trí trọng yếu như trước cửa nhà sẽ giúp gia chủ đón nhận được nhiều tài lộc, cuộc sống ngày càng thịnh vượng, giàu có.
Từ những tác dụng và ý nghĩa phong thủy mà cây đu đủ đem lại thì việc trồng cây đu đủ trước nhà là tốt, nên trồng. Tuy nhiên, khi trồng đu đủ trước nhà, bạn nên lưu ý: không nên trồng ngay trước cửa chính hoặc ngay tại lối đi vào nhà. Điều này gây cản trở tới người đi lại. Không những thế, xét về mặt phong thủy thì việc trồng ngay trước cửa chính sẽ ngăn cản sự lưu thông tự nhiên của không khí, tác động xấu tới vận khí của gia chủ. Vậy nên cần đặt cây ở những vị trí thông thoáng, đi lại thuận tiện.
Những vị trí khác trồng cây đu đủ
Trồng cây đu đủ trong nhà
Ngoài trồng trước cửa nhà, bạn hoàn toàn trồng được đu đủ trong nhà bởi ý nghĩa phong thủy mà nó mang lại. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, bạn nên lựa chọn giống đu đủ bonsai, được trồng trong chậu cảnh. Có thể đặt tại phòng khách, bên cạnh cửa ra vào hoặc bên ngoài ban công. Chú ý không đặt cây trong phòng ngủ, tránh quá trình quang hợp cây gây hưởng tới giấc ngủ của bạn.
Trồng cây đu đủ sau nhà
Trồng cây đu đủ sau nhà có được không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên theo phong thủy, phía sau nhà tượng trưng cho Huyền Vũ (một trong tứ linh gồm Bạch Vũ, Chu Tước, Thanh Long và Huyền Vũ), là điểm tựa vững chắc của ngôi nhà, giúp các thành viên được khỏe mạnh và thăng tiến hơn. Do đó, nên lựa chọn những cây có tán lá rộng và trồng ở những vị trí chắn gió Bắc và Đông Bắc để trấn trạch và tạo thế bao bọc phía sau. Vậy nên thay vì trồng đu đủ, bạn hãy chọn các cây như chuối, mít, cau, tre hoặc trúc cảnh để trồng sau nhà.
Cách trồng và chăm sóc cây đu đủ
Có thể trồng đu đủ bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn tới bạn cách trồng cây đu đủ trong chậu đơn giản, dễ làm nhất.
Lựa chọn chậu trồng: Chọn chậu có kích thước tối thiểu 90x40x40cm, có lỗ thoát nước và đảm bảo thoát nước tốt.
Lựa chọn giống: Lựa chọn giống cây lai F1, chuyên làm cảnh, có đặc điểm: cây lùn, sinh trưởng khỏe, chống chọi được với mọi điều kiện môi trường, cho nhiều quả
Gieo hạt: Ngâm hạt trong nước khoảng 5 giờ sau đó đem ủ hạt từ 4 – 5 ngày đến khi hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem đi gieo. Gieo hạt trong bầu nhỏ, mỗi bầu khoảng 2 – 3 hạt để trừ hao nếu hạt không nảy mầm hoặc bị sâu bệnh phá. Đu đủ sẽ nảy mầm sau 10 – 15 ngày.
Trồng cây: Khi đu đủ trong bầu có chiều cao khoảng 10 – 15cm và xuất hiện 4 – 5 cặp lá thì đem trồng trong chậu. Dùng dao gỡ bỏ lớp nilon, sau đó đặt bầu cùng cây giống nằm ngang trên mặt đất theo chiều Đông – Tây. Tiếp đến vun đất xung quanh bầu, nén chặt gốc và tưới sao cho đủ ẩm.
Chăm sóc: Tưới nước hàng ngày cho cây từ 1 – 2 lần đồng thời dùng rơm rạ che phủ mặt chậu để hạn chế sự bốc hơi nước và giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng được 15 ngày, tiến hành bón phân lần đầu bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng. Sau đó cứ cách 15 ngày lại bón lần tiếp theo.
Xem thêm: