Xương rồng để 2 tuần không tiếp xúc với ánh nắng, không tưới nước vẫn sống bình thường. Vì dễ trồng, dễ chăm sóc, hình dáng đẹp nên nhiều người muốn trồng nó trong nhà, trong văn phòng. Tuy nhiên, không nên trồng xương rồng trong nhà vì nó mang ý nghĩa không may mắn trong phong thủy.
Nội dung trong bài này
Trồng xương rồng trong nhà có tốt không? Có nên trồng không?
Những cây xương rồng đầu tiên được phát hiện ở vùng sa mạc Châu Mỹ. Sau đó, nhiều loài khác nhau được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới nhờ chim di trú mang hạt của chúng đến mọi nơi.
Xương rồng rất đa dạng, gồm nhiều chi và nhiều loài khác nhau. Cây có dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval mọc thành bụi, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, lá có thể hình tròn, lá kim, dạng hạt đính, xù, hoặc gai nhọn… Lá cây, thân cây và rễ chứa nhiều nước để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn.
Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng bởi mủ nhựa của chúng rất độc. Nhựa xương rồng dính vào da, niêm mạc sẽ làm phồng da, rát bỏng. Khi nhựa bắn vào mắt có thể gây mù. Uống phải nhựa xương rồng sẽ bị ngộ độc, đau bụng, đi ngoài… Đây là lý do đầu tiên không nên trồng trong nhà vì có thể làm hại đến bạn hay nguy hiểm hơn nếu nhà có trẻ nhỏ.
Mặc dù vậy, nếu biết cách sử dụng, cây xương rồng có thể là bài thuốc hiệu quả. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng.
Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng xổ, lợi tiêu hóa; vỏ rễ có tác dụng xổ; nhựa cây có tác dụng xổ, kích thích. Ở Thái Lan, lõi gỗ khô của cây được xem như có tác dụng hạ nhiệt, nhựa cây gây xổ.
Lý do chính cho việc không nên trồng xương rồng trong nhà là về mặt phong thủy. “Hình nào khí nấy” là lời mà các chuyên gia phong thủy thường nói. Bạn không nên đặt nó trong nhà, bàn làm việc, phòng khách…vì bề ngoài đầy gai nhọn của xương rồng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, đem đến vận xui, hao tổn tài sản.
Có nên trồng cây xương rồng trước nhà, sau nhà không?
Cây xương rồng không thể trồng trong nhà nhưng nếu bạn thích nó, có thể trồng trước nhà, ngoài sân sau hoặc ngoài cửa, cổng nhà, ban công. Ở những vị trí này, cây xương rồng có vai trò như một người lính gác, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những luồng năng lượng xấu.
Xương rồng nở hoa còn mang ý chúc mừng cho những ai đạt được thành công sau quãng thời gian khó khăn, vất vả. Ngoài ra, có thể đặt cây xương rồng trong phòng tắm bởi nó sẽ tiêu diệt đi những không khí xấu, ám vào nhà.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm:
Những điều cần lưu ý khi trồng cây xương rồng
Muốn trồng cây xương rồng, thường có 2 cách: trồng bằng cây có sẵn hoặc trồng bằng gieo hạt.
Cách trồng xương rồng bằng phương pháp gieo hạt
- Đất trồng: đất phải ẩm, không nên để nước quá nhiều, điều này sẽ làm cho hạt không nảy mầm mà bị thối.
- Gieo hạt: dùng tay để rải hạt cho thật đều lên mặt luống, sau đó lấp phần đất mỏng lên. Chú ý không nên phủ lớp đất quá dày sẽ làm cho hạt khó và lâu nảy mầm. Sau khi gieo xong thì bạn có thể phủ màng bọc thực phẩm để che kín lên phần trên. Nếu gieo trong chậu thì hãy mang ra nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Thời kỳ nảy mầm: hạt giống xương rồng nảy mầm rất chậm, gần 1 tháng hạt mới lên mầm, bạn cần kiên nhẫn. Sau khoảng thời gian đó, nếu bạn thấy có gai tủa ra từ hạt mầm thì đã đến lúc bạn bỏ màng bọc thực phẩm ra. Lúc này đất trồng của cây khá khô, bạn nên tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho cây phát triển.
- Đặt cây vào chậu: Lúc cây đã phát triển, bạn nên tách từng cây nhỏ ra chậu. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Nếu đất trồng quá mịn và đi kèm đó là khả năng thoát nước kém thì chậu xương rồng của bạn sẽ rất dễ bị úng. Sau khi thay xong, bạn nên để ở nơi thoáng mát, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng. Mỗi ngày bạn mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ là được. Cho đến khi cây được khoảng 3 tuần thì rễ cây đã ra nhiều và bám chắc.
Cách trồng xương rồng từ cây có sẵn
Cách này thích hợp cho người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng xương rồng. Bạn chỉ cần dùng dao sắc bén để tránh xước dập khi tiến hành cắt và đảm bảo dao đã được sát trùng sạch sẽ. Sau đó bạn cắt phần nhánh cần nhân ra.
Nhánh xương rồng mới được tách ra không nên đem trồng xuống đất ngay mà nên đặt vào một nơi mát mẻ, khô ráo khoảng 10 ngày cho vết cắt thành sẹo, sau đó mới đem trồng vào chậu. Rễ xương rồng sẽ mọc ra từ cái sẹo này, và nhánh cắt sẽ trở thành một cây xương rồng mới, là phiên bản hoàn hảo của cây mẹ.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây xương rồng
Mặc dù là cây có sức sống mãnh liệt, không phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên để xương rồng phát triển tốt, có thể ra hoa (nhiều người trồng cây không ra hoa là do chăm sóc không đúng cách).
- Tưới nước: Sử dụng nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
- Nếu trồng tại nơi có nhiệt độ cao như ban công, sân thượng,… có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa.
- Ở nơi có nhiệt độ thấp, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
- Vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày vì như vậy có thể bị mưa làm úng nước dẫn đến thối và chết cây.
- Ánh sáng: Cây xương rồng ưa ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên buổi sớm. Do đó nếu trồng ở nơi có bóng râm, khoảng 2-3 ngày bạn nên đưa ra nắng một lần. Chú ý những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng cháy da cây, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.
- Nhiệt độ: Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Như vậy, cây xương rồng không nên trồng trong nhà hay ở các vị trí mà trẻ nhỏ có thể với tới vì gai nhọn và nhựa có độc, gai nhọn tượng trưng có điều không may mắn. Tuy nhiên, bạn có thể trồng bên ngoài nhà (ban công, trước sân, bên cửa sổ) vì các gai nhọn của nó là vũ khí chống lại những điều xấu đến với gia đình.
Mời bạn tham khảo: