Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lá cây lưỡi mèo luôn xanh tươi quanh năm, chúng có nhiều giống cây khác nhau và nhiều màu sắc lựa chọn. Cây ưa bóng râm, dễ chăm sóc nên nhiều người trồng  cây lưỡi mèo trang trí trong nhà hay văn phòng.

Trồng cây lưỡi mèo trong nhà có tốt không? Có nên trồng không?

Cây lưỡi mèo hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp là loài cây phổ biến ở khu vực châu Á và châu Âu. Là loài cây thân thảo, khá thấp, có chiều cao trung bình từ 10-15cm. Lá có màu xanh, tán lá xòe ra tứ phía, lá hình bầu dục rất cứng, dày, mọng nước và đầu nhọn, mặt trên của lá có những đốm vằn xanh, trắng xen kẽ nhau.

Cây lưỡi mèo thân thảo, thấp, luôn xanh quanh năm
Cây lưỡi mèo thân thảo, thấp, luôn xanh quanh năm

Cây lưỡi mèo có hai loại: Một loại lá xanh đậm, đốm trắng; một loại màu xanh xám với những sọc viền vàng 2 bên mép của lá. Lưỡi mèo có hoa mọc thành cụm thon dài, màu xanh trắng và có mùi thơm. Quả tròn nhỏ có màu cam.

Cây mang vẻ đẹp độc lạ và vô cùng hấp dẫn, cũng giống từ tên gọi “lưỡi mèo” của nó vậy, nó sẽ là một điểm nhấn thú vị trong gian phòng của bạn. Đồng thời, nó hấp thụ các chất độc như benzen, carbon monoxide, chì,  formaldehyde, nicotine, toluene, xylene,… Nhờ vào tác dụng tuyệt vời này mà môi trường xung quanh bạn trở nên trong lành, mát mẻ hơn, không chỉ thể chất mà cả tâm trí bạn cũng sẽ luôn được mạnh khỏe.

Xét về mặt phong thủy, cây lưỡi mèo là một cảnh có khả năng trừ tà, diệt quỷ, bảo vệ chủ nhân của nó khỏi mọi hiểm nguy, tai ương. Đồng thời cũng mang lại nhiều may mắn và các cơ hội trong cuộc sống. Nó giống như một chiếc bùa hộ thân vậy, nhưng cũng là một sinh vật sống cần được yêu thương và chăm sóc mỗi ngày.

Chậu cây nhỏ có thể đặt trên cửa sổ, trên kệ hay trên bàn
Chậu cây nhỏ có thể đặt trên cửa sổ, trên kệ hay trên bàn

Cũng chính vì ý nghĩa này mà rất nhiều người, đặc biệt người dân châu Á, trồng những cây này trong các chậu nhỏ và đặt chúng gần bên mình, ví dụ như: bàn làm việc, bàn học tập, phòng ngủ, phòng khách,…Hay thậm chí là dùng nó như một món quà tặng dành cho bạn bè và người thân với tâm nguyện rằng “chúc bạn may mắn và luôn bình an”.

Cây lưỡi mèo không chỉ được dùng trang trí cho nhà ở, văn phòng làm việc mà còn có mặt tại nhiều nơi như quán cà phê, khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, hội nghị và trong các chương trình sự kiện lớn. Bạn có thể dễ dàng sở hữu hoàn toàn hoặc tạm thời trong một thời gian loài cây cảnh này thông qua các công ty chuyên cho thue cay su kien.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo trong nhà

Để tạo ra cây con trồng ở chậu mới thì có thể dùng chồi non để nhân giống. Ngoài ra, phương pháp tách nhánh cũng được các nhà vườn sử dụng nhiều. Chọn cây mẹ phải khỏe mạnh, phát triển tốt, không sâu bệnh để tách cây con. Sau khi tách nhánh thì đem đi trồng ở chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Đặt chậu ở nơi có bóng râm rồi tưới nước là cây có thể sinh sống tốt.

Cây ưa nhiều loại đất kể cả cây được trồng ở đất cằn cỗi cây vẫn sinh sống bình thường. Tuy nhiên, đất thịt cát pha, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt thích hợp trồng cây lưỡi mèo nhất. Trong quá trình trồng cây không nên thay chậu trồng sẽ làm chậm sự phát triển của cây.

Bón phân

Bón phân: hàng năm bón phân quanh gốc cây nhằm mục đích cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Dùng phân NPK hòa tan với nước rồi tưới vào gốc cây.

Ánh sáng

Lưỡi mèo là cây vừa ưa sáng vừa chịu nửa râm. Trong điều kiện môi trường nhiều ánh sáng mặt trời, cây phát triển mạnh, cây sẽ phát triển chậm mà kém đẹp hơn nếu không được cung cấp đủ ánh sáng.

Trong điều kiện ánh sáng tương đối kém nhất là vào mùa đông thì cần tăng cường cung cấp ánh sáng cho cây. Vào mùa hè, ánh sáng nhiều và mạnh, nên để cây ở nơi có bóng râm để hoa lá cây có màu tươi hơn.

Nhiệt độ

Trong điều kiện nhiệt độ ẩm, thời tiết lạnh, lưỡi mèo vẫn có thể sinh trưởng tốt, cây có thể chịu được nhiệt độ xuống đến 7 độ C. Vào mùa đông, có thể đặt cây ở cạnh cửa sổ để hấp thu ánh sáng, nhưng nếu quá giá lạnh thì nên chuyển cây vào giữa phòng để bảo vệ cây.

Nước

Cây lưỡi mèo ưa khô, có khả năng chịu hạn tốt nên không cần phải tưới nhiều nước cho cây. Nhưng trong quá trình cây phát triển thì cần cung cấp đủ nước để cây có điều kiện sinh trưởng tốt còn vào mùa đông nên hạn chế bớt bởi nếu tưới nhiều nước, gây hiện tượng úng và làm thối rễ cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Một số bệnh thường gặp ở cây lưỡi mèo là côn trùng vỏ cánh cứng, bệnh đốm là, thân và mốc xanh. Chú ý quan sát cây để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Với bệnh côn trùng cánh cứng thì dùng dimethoate 40%EC hòa với nước theo tỷ lệ 1:1000 để phun cây. Còn với bệnh đốm lá, than và mốc xám thì dùng dung dịch Zineb 50% WP cũng pha loãng với nước để phun.

Cây lưỡi mèo lá xanh, dễ sống, dễ chăm sóc nên bạn có thể trồng trang trí trong nhà hoặc trang trí bàn làm việc. Cây ít sâu bệnh, tuy nhiên, để cây phát triển tốt, cách 2-3 tháng nên bổ sung phân bón và thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.