Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hoa ngũ sắc (hay bông ổi, thơm ổi, hoa tử quỷ) là loại hoa có vẻ đẹp cuốn hút với màu nhiều màu sắc rực rỡ như cam, tím, trắng, hồng, đỏ,.. Do đó được rất nhiều người yêu thích. Vậy có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không? Cách trồng hoa ngũ sắc như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không?

Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không là thắc mắc của nhiều gia chủ khi có nhu cầu trồng cây cảnh trang trí trong nhà. Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và tác dụng của loài hoa này nhé!

Tác dụng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc mang đến nhiều lợi ích cho người trồng. Cụ thể như sau:

Lợi ích về thẩm mỹ: Hoa ngũ sắc có nhiều màu đẹp mắt, khi trồng trong nhà sẽ làm không gian sống tràn ngập màu sắc, sinh động và tươi tắn hơn.

Lợi ích về sức khỏe: Theo Đông Y, hầu hết các bộ phận của hoa ngũ sắc đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Cụ thể rễ cây có tác dụng cầm máu, giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới xương khớp. Lá cây có khả năng cầm máu, giảm viêm, tiêu sưng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, tiểu đường, phế quản. Hoa ngũ sắc có khả năng trị mẩn ngứa, đau bụng thổ tả, ho ra máu, các chứng bệnh viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở,…

Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không, cách trồng?

Ý nghĩa hoa ngũ sắc

Theo quan niệm phong thủy, hoa ngũ sắc tượng trưng cho sự dung hòa, cân bằng âm dương và điều hòa vượng khí. Do đó, trồng hoa ngũ sắc sẽ giúp gia chủ luôn bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Ngoài ra, do có thể tồn tại được ở nhiều điều kiện sống khác nhau nên hoa ngũ sắc còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự vượt qua nghịch cảnh, khó khăn, dù vất vả đến mấy cũng sẽ vượt qua. Do đó trồng hoa ngũ sắc còn giúp nhắc nhở mọi người hãy cố gắng và nỗ lực để đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Vị trí trồng hoa ngũ sắc

Từ những công dụng và ý nghĩa mà hoa ngũ sắc mang lại thì chúng ta hoàn toàn có thể trồng được loại cây này trong nhà. Cụ thể tại các vị trí như gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng, ngoài ban công, sân thượng hoặc hiên nhà. Hoặc trước nhà, bên cạnh lối ra vào. Không đặt đối diện cửa gây ảnh hưởng đến việc đi lại

Lưu ý: Hoa ngũ sắc tuy đẹp nhưng lại chứa chất độc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Cụ thể, trong quả của cây hoa có chứa Lantanin alkaloid – một chất độc khi ăn vào sẽ gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, bỏng rát dạ dày, giãn cơ hoặc rối loạn tuần hoàn máu. Do đó, với những gia đình có trẻ nhỏ khi trồng hoa ngũ sắc hãy đặt tại những nơi trẻ không với tới để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.

Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không, cách trồng?

Cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

Cách trồng hoa ngũ sắc

Thời gian trồng: Bạn có thể trồng hoa vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt và giảm công chăm sóc ở giai đoạn đầu thì bạn nên trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Hạn chế trồng mùa đông để tránh cây dễ chết và phát triển chậm

Lựa chọn đất trồng: Chọn đất tơi xốp, thông thoáng, có khả năng thoát nước tốt và không bị ngập úng. Có thể trộn thêm phân hữu cơ để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng của đất trồng

Giống cây: Mua tại các cửa hàng bán hoa cảnh

Cách trồng: Lựa chọn một trong hai phương pháp:

  • Phương pháp 1: Sử dụng hạt giống. Cho hạt vào đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tưới nước bình thường. Hạt sẽ nảy mầm sau 3 – 4 ngày, cây non sẽ xuất hiện và phát triển sau 2 tuần
  • Phương pháp 2: Sử dụng cây giống. Lựa chọn cây không bị sâu bệnh, có chiều dài khoảng 15cm. Cho đất vào bằng mặt chậu, sau đó đào một hố nhỏ ở giữa chậu và cho cây vào. Tiếp đến lấp đất, nén chặt và tưới nước để làm chắc rễ cây.

Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không, cách trồng?

Cách chăm sóc hoa ngũ sắc

Tưới nước: Tưới ít nhất 1 – 2 lần/ ngày vào thời điểm mát nhất trong ngày khi cây còn non. Đến khi cây lớn và trưởng thành thì tưới 2 – 3 lần/ tuần để tránh bị thối rễ, chết cây

Bón phân: Bón 1 tháng 1 lần bằng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoai để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Không sử dụng phân vô cơ để tránh cây bị teo rễ và chết

Tỉa cành: Hoa ngũ sắc có khả năng phân cành nhiều, ưa cắt tỉa. Có thể cắt tỉa để tạo dáng bonsai theo ý muốn. Lưu ý mỗi lần cắt tỉa xong cần bón phân cho cây để cây nhanh phục hồi

Diệt trừ sâu bệnh: Cây có khả năng sinh trưởng khỏe, ít nhiễm sâu bệnh hại nên hầu như không cần xử lý. Tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện đối tượng gây hại để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm các loại cây khác:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.