Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mướp đắng hay khổ qua tốt cho sức khỏe, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Bà bầu ăn mướp đắng vừa có lợi cũng vừa có hại cho thai kỳ. Vậy, bà bầu ăn mướp đắng khi nào và chế biến thế nào đúng cách?

Bà bầu ăn mướp đắng có được không?

Mướp đắng từ lâu luôn nằm trong nhóm thực phẩm cực tốt cho sức khỏe con người. Trong 100g mướp đắng có chứa các thành phần dinh dưỡng gồm: Calorie 17 calo, Carbohydrate 3,7g, Protein 1g, Chất xơ  2,8g, Chất béo 0,17g, Axit folic 72 mcg, Axit pantothenic 0,212g, Niacin 0,4 mg, Riboflavin 0,04 mg, Pyridoxine 0,043 mg, Thiamin 0,04 mg Vitamin A 471 IU, Vitamin C 84 mg, Canxi 19 mg, Sắt 0,43 mg, Đồng 0,034 mg, Kẽm 0,80 mg, Mangan 0,089 mg.

Bà bầu ăn mướp đắng vừa có lợi vừa có hại
Bà bầu ăn mướp đắng vừa có lợi vừa có hại

Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ăn mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi như: phát triển hệ thần kinh của trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch… Tuy nhiên, vài nghiên cứu cho thấy hạt mướp đắng có thể làm hư thai, trái mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì vậy, phụ nữ có thai có thể ăn mướp đắng nhưng chỉ ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều, trong 3 tháng đầu không không nên ăn. Tại nhiều quốc gia, ăn mướp đắng trong 3 tháng đầu là cách phá thai hiệu quả.

Bà bầu ăn khổ qua có lợi gì cho bà bầu và thai nhi?

Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Trong khổ qua chứa thành phần folate cao Đây là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả. Chứa nhiều vitamin C, mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Trong mướp đắng có  charatin, chất này có thể ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Những người bị tiểu đường cũng được khuyên nên ăn mướp đắng để ổn định đường huyết.

Ngăn ngừa táo bón và trĩ

Phụ nữ mang thai có khả năng cao bị táo bón trong suốt thai kỳ. Nếu chúng phát triển nặng có thể kéo dài đến thời gian sau sinh, thậm chí bị trĩ. Để tránh gặp phải tình trạng này, bà bầu có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn để tăng chất xơ.

Ngoài ra, để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, bà bầu cũng cần thêm các loại hoa quả vào bữa ăn hàng ngày. Hoa quả chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho sự phát triển não bộ trẻ. Tham khảo bài viết mùa đông có quả gì đặc trưng.

Bà bầu ăn mướp đắng có hại gì cho bà bầu và thai nhi?

Gây các vấn đề về tiêu hóa

Theo nghiên cứu, việc ăn quá nhiều mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng… Toàn những triệu chứng khiến mẹ bầu phải “nhíu mày” khi nghe thấy tên.

Hạn chế tầm nhìn và gia tăng nôn nghén

Lượng kiềm có nhiều trong mướp đắng khi được cơ thể dung nạp nhiều sẽ gây ra những hạn chế tầm nhìn ở mắt, dễ khiến mẹ vấp ngã khi đi lại. Hoạt động tăng tiết nước bọt nhiều hơn cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị buồn nôn, nôn ói ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tăng nguy cơ bị thiếu máu

Lời khuyên cho những bà bầu bị thiếu máu là không nên ăn mướp đắng khi mang thai. Các bằng chứng khoa học cũng đã khẳng định rằng, hàm lượng chất vicine trong mướp đắng có khả năng ức chế hoạt động truyền dẫn máu ở mẹ sang thai nhi.

Gây ngộ độc

Mướp đắng có các thành phần có khả năng gây ngộ độc cao như quinine, saponin glycosides và medicine. Khi thấm vào cơ thể, những chất này gây có thể gây các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy…

Gây sinh non, sảy thai

Trong hạt mướp đắng có chứa vicine, một chất có độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt tử cung và có thể dẫn đến việc sinh con trước thời hạn.

Gây mỏi cơ, đau nhức cơ

Uống nước ép từ quả mướp đắng có tác dụng cân bằng lượng đường trong cơ thể rất tốt. Nhưng nếu mẹ lạm dụng thói quen này sẽ gây ra những cơn đau nhức bắp chân, bởi mướp đắng có khả năng làm yếu cơ và khiến mẹ bầu bị chuột rút trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Bà bầu nên ăn mướp đắng khi nào?

Các bác sĩ cho rằng, bà bầu có thể ăn mướp đắng với một lượng vừa phải và trong giai đoạn thai kỳ cho phép, tức là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở về sau. Vì lúc này, nguy cơ sảy thai đã không còn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bà bầu nên ăn mướp đắng được nấu chín, chẳng hạn như các món canh mướp đắng hoặc mướp đắng xào với thịt.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể tìm hiểu thêm: Thành phần dinh dưỡng trong quả cà chua.

Cách làm 2 món ăn từ mướp đắng tốt cho bà bầu

Canh mướp đắng nhồi thịt

Canh mướp đắng nhồi thịt là món ăn khá nổi tiếng. Được rất nhiều người biết đến, không cứ vùng miền nào trên nước ta. Cách làm cũng khá đơn giản, nhưng món canh này được đánh giá dễ ăn và có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Món canh mướp đắng nhồi thịt
Món canh mướp đắng nhồi thịt

Nguyên liệu:

  • Mướp đắng: 3-4 quả
  • Thịt nạc : 300g
  • Hành lá, hành củ
  • Gia vị các loại :  hạt nêm, bột ngọt, bột canh, …

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mướp đắng bỏ 2 đầu, cắt đôi, moi ruột và rửa sạch. Sau đó luộc nước lã khoảng 20 phút, sau đó vớt ra để khô ráo nước.
  • Bước 2: Hành lá nhặt sạch lá vàng, úa. Rửa sạch và thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, đập dập và thái nhỏ.
  • Bước 3: Thịt heo: rửa sạch, băm nhỏ (hoặc xay). Sau đó ướp với hành củ đập dập, hạt tiêu + nước mắm. Bạn ướp khoảng 10 phút để cho thịt ngấm gia vị.
  • Bước 4: Nhồi thịt vào mướp đắng đã luộc và để khô. Ở bước này bạn nên nhồi chặt và vuốt mép cho gọn gàng, thì thành quả nhìn sẽ đẹp mắt hơn.
  • Bước 5: Đun sôi nước, thả mướp đắng đã nhồi thịt vào. Trong quá trình đun bạn vớt những bọt váng nổi trên bề mặt. Nêm gia vị vừa miệng
  • Nấu đến khi chín thịt, cho hành lá vào và tắt bếp. Múc canh ra bát lớn và ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn.

Món khổ qua chiên

Bạn có thể làm giảm vị đắng của khổ qua bằng cách chiên nó. Món này có thể ăn cùng với cơm.

Món khổ qua chiên giòn rụm
Món khổ qua chiên giòn rụm

Nguyên liệu:

  • 2 trái khổ qua
  • 1 bát bột bắp
  • Nửa muỗng hạt mù tạt
  • 1 thìa bột ớt
  • 1 thìa dầu
  • Muối và nghệ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Khổ qua gọt vỏ, rửa sạch, cất nhỏ vừa ăn. Thêm muối vào khổ qua cắt nhỏ, để 30 phút.
  • Bước 2: Sau 30 phút vắt nước để  loại bỏ vị đắng.
  • Bước 3: Nhúng miếng khổ qua vào bột ngô, bột ớt và nghệ. Đun nóng dầu, cho khổ qua vào chiên cho đến khi giòn.

Các chất dinh dưỡng trong mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi. Đồng thời cũng chứa các chất có thể gây sinh non, sảy thai. Do đó, bà bầu ăn mướp đắng trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, tránh ăn trong 3 tháng đầu.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.