Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mì tôm ít dinh dưỡng, lại chứa lượng muối lớn. Tuy nhiên, bát mì tôm chua cay thơm phức vô cùng hấp dẫn, nhiều bà bầu nghiền món này. Bà bầu ăn mì tôm có được không? Nên ăn như thế nào?

Trong mì tôm gồm những thành phần nào?

Để tạo nên những gói mì tôm thơm ngon, sợi mì dai, nước dùng chua cay đậm vị, bên trong nó ngoài bột mì và gia vị còn chứa chất bảo quản, chất điều vị và phụ gia khác. Các thành phần chính gồm:

  • Bột mì tinh chế: Những thực phẩm đã qua tinh chế thường mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Bột mì cũng là một dạng thực phẩm như thế. Mặc dù nhiều nhà sản xuất có thể quảng cáo về các loại mì khoai tây hay mì không chiên nhưng sự thật vẫn là một bí ẩn.
  • Muối: Mỗi 100g mì ăn liền sẽ chứa khoảng 2,5g muối. Lượng muối nhiều khiến cơ thể tích nước gây phù nề và tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Chất bảo quản: Chất bảo quản giúp giữ được hương vị và hạn sử dụng lâu hơn. Trong mì còn có màu thực phẩm, hương liệu tổng hợp để tăng hương vị.
  • MSG – Bột ngọt (mì chính): MSG là một thành phần của nhiều thực phẩm và nó có thể gia tăng vị ngon cho thức ăn. Tuy nhiên, nhiều người có thể bị đau đầu, chóng mặt khi ăn quá nhiều.
  • Chất béo chuyển hóa: Mì tôm được chiên dầu khi sản xuất để tạo màu đẹp mắt và tăng vị béo ngậy, thơm ngon. Do đó, ăn mì tôm bạn sẽ nạp nhiều chất béo không tốt vào cơ thể.
  • Chất TBHQ: TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone) là một chất độc, một dẫn xuất tổng hợp từ dầu mỏ, được sử dụng để làm chất bảo quản trong một vài nhãn hiệu mì tôm.

Có thể bạn cũng quan tâm: Thành phần dinh dưỡng có trong quả ổi

Bà bầu ăn mì tôm có được không?

Một nghiên cứu được công bố trên American Journal of Hypertension năm 2014 cho thấy hàm lượng muối trung bình trong một gói mì tôm 100 gram có thể lên đến 2,7 gram, vượt quá nhu cầu muối hàng ngày của một người trưởng thành.

Bát mì tôm chua cay hấp dẫn là món khoái khẩu của nhiều người
Bát mì tôm chua cay hấp dẫn là món khoái khẩu của nhiều người

Nếu mẹ bầu nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ gây tăng huyết áp, phù nề. Mì tôm là một loại thức ăn có tính nóng, không chứa chất xơ và khó tiêu hóa. Do đó, khi ăn quá nhiều mì tôm cũng sẽ gây táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Trong mì tôm chứa nhiều muối, tăng nguy cơ cao huyết áp
Trong mì tôm chứa nhiều muối, tăng nguy cơ cao huyết áp

Đối với những mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, tuyệt đối không nên ăn mì tôm vì tác dụng phân giải phosphate – một thành phần giúp cải thiện mùi vị. Khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa canxi của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng khả năng hình thành các vấn đề răng miệng khác.

Mì tôm hoàn toàn không cung cấp một lượng vitamin hay khoáng chất nào, kể cả lượng chất xơ. Vì vậy, ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Các chất phụ gia có trong mì tôm và gói gia vị nếu ăn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Khi mang thai bà bầu rất nhanh đói, thèm ăn, nhất là thời kỳ thai nghén. Do đó, để tránh việc phải ăn mì tôm chống đói, bà bầu nên chuẩn bị trước các loại quả mùa xuân làm món ăn vặt, vừa ngon, vừa có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.

Bà bầu ăn mì tôm nên chế biến thế nào?

Không phủ nhận những tác hại mì tôm mang lại, nhưng nếu biết cách chế biến và loại bỏ những thành phần không tốt thì mẹ sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ mì tôm đến thai nhi.

Luộc qua trước khi nấu

Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên đun sôi nước, sau đó cho mì vào luộc sơ, vớt ra để ráo. Sau đó tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa.

Cách này giúp loại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì. Ngoài ra, bà bầu ăn mì tôm nên hạn chế ăn nước vì chứa nhiều muối.

Hạn chế dùng gói gia vị trong mì

Chúng không mang có dinh dưỡng, thậm chí còn chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nên hạn chế dùng, nếu có thể hãy bỏ chúng đi.

Bổ sung thêm rau xanh và thịt

Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Mỗi một vắt mì nên thêm khoảng 100-150g rau xanh, càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, nên cho thêm thịt bò, heo, tôm… để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào mì.

Mì tôm tiện lợi nhưng ít chất, không chỉ bà bầu mà mọi người đều cần hạn chế ăn. Không nên ăn liên tục trong thời gian dài, sẽ gây thiếu dinh dưỡng, cao huyết áp, tích nước trong cơ thể. Bà bầu ăn mì tôm nên luộc qua 1 lần nước trước, cho ít gia vị và thêm nhiều rau xanh.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.