Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyễn Lương Bằng là một nhà hoạt động cách mệnh và chính khách của Việt Nam, một tấm gương kiên trung bất khuất, trong sáng giản dị bậc nhất.

Nguyễn Lương Bằng là ai?

Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2 tháng 4 năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước.

Vài nét về phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng
Vài nét về phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Từ bé, Nguyễn Lương Bằng đã thấu hiểu cảnh bần hàn, nỗi khổ cực, tủi nhục của người dân mất nước. Cũng từ hoàn cảnh đó, trong con người Nguyễn Lương Bằng đã hình thành một nhân cách sáng ngời, mà sau này nó đã tỏa sáng khiến đồng chí và bạn bè vô cùng kính trọng, đó là đức tính cần, kiệm, liêm, chính.

Mặc dù rất căn cơ, tiết kiệm, song ông lại “phóng tay” đầu tư cho việc học hành. Ông quan niệm có kiến thức sẽ làm chủ được đất nước, làm giàu cho xã hội. Chính từ cách nghĩ trên mà ngay từ ngày thiếu thời khi không đủ tiền để theo học, ông đã dành dụm từng đồng để mua sách về đọc.

Nguyễn Lương Bằng về thăm quê hương Hải Dương
Nguyễn Lương Bằng về thăm quê hương Hải Dương

Lớn lên, Nguyễn Lương Bằng làm việc trên các tàu biển; đến năm 1925 thì sang làm cho một tàu binh Pháp, đậu ở Sa Diện, thuộc tô giới Pháp ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tháng 12 năm 1925, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mệnh đồng chí hội. Từ đó, ông và một số những đồng chí yêu nước khác được theo học lớp đào tạo chính trị do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn chỉ dẫn. Tháng 10 năm 1929, ông được kết nạp vào An Nam cộng sản Đảng tại Hồng Kông.

Quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Lương Bằng như thế nào?

Nguyễn Lương Bằng bị mật thám bắt giải về giam ở bốt Catina Sài Gòn tháng 5 năm 1931. Ít lâu sau, ông bị đưa xuống tàu biển Cờlôtdơsap chở ra Hải Phòng và đưa vào giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuối năm 1931, ông lại bị đưa về Hải Dương.

Tháng 6 năm 1932, tòa đề hình Hải Dương xử ông tù chung thân và chuyển về giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuối năm 1932, ông trốn thoát lên Vĩnh Yên, rồi về Thanh Miện (Hải Dương) hoạt động. Cuối năm 1933, khi đi công tác Bắc Giang, ông lại bị bắt, bị giam ở Hỏa Lò (đầu 1934). Tháng 5 năm 1935 bị đày lên nhà tù Sơn La.

Năm 1943, Đảng bố trí cho ông vượt ngục về làng Vạn Phúc (Hà Đông) gặp Hoàng Văn Thụ để nhận nhiệm vụ, ông được Đảng chỉ định làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận của Đảng; đồng thời được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh giữ chức Chủ nhiệm của Tổng bộ.

Chuẩn bị khởi nghĩa, Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh là Chủ tịch; Ban thường trực gồm 5 người, trong đó có Nguyễn Lương Bằng.

Nguyễn Lương Bằng người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu
Nguyễn Lương Bằng người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu

Sau Cách mạng tháng Tám, ông từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô (1952-1956), Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra chính phủ (1956). Tháng 9 năm 1969 được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam.

Nguyễn Lương Bằng đã sống một cuộc đời chính giản dị ra sao?

Khi ông làm Đại sứ tại Liên Xô, do điều kiện khó khăn nên có quy định cả tuần ăn theo chế độ của bạn, chỉ có một bữa duy nhất ăn cơm Việt Nam. Vợ ông – bà Hà Thục Trinh không quen món tây, trong khi lại có mang đứa con đầu lòng, một số cán bộ đề nghị ưu tiên bà được ăn cơm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe, ông gạt đi với lý do chưa có điều kiện để ưu đãi, mọi người ăn được thì vợ ông cũng ăn được. Có lúc bà Trinh ốm phải nghỉ dài ngày, ông lập tức cắt phụ cấp của cơ quan và lấy số tiền phụ cấp ít ỏi của mình để trả tiền ăn cho vợ.

Ngay cả sau này khi đã giữ những chức vụ rất cao (Phó Chủ tịch nước, Trưởng Ban Tài chính – Kinh tế Trung ương, Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ…), ông cũng không thay đổi lối sống giản dị, căn cơ ngày nào. Ông có quan điểm: Đất nước còn nghèo, không thể đòi hỏi ưu tiên, ưu đãi. Ông nói với vợ và các con: “Mình phải bằng khả năng của mình để chu cấp cho mình chứ không phải dựa vào Nhà nước”. Vì thế mà tất cả mọi thứ được cấp, ông đều tìm cách trả bằng lương hàng tháng của mình. Ông bảo, đất nước còn nghèo, có dùng đã là tốt lắm rồi.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã hết lòng phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, không màng danh lợi. Để ghi nhận công lao của ông, nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Sao Vàng cho ông. Một nhà tưởng niệm cũng được xây dựng tại quê hương ông.

Thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao, cảm phục biết bao tấm lòng son sắt, kiên trung, không màng danh lợi của Nguyễn Lương Bằng. Xin được tri ân sâu sắc tấm lòng của ông đã dành cho nhân dân và đất nước.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.