Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ở Hà Nội có một con đường mang tên Hoàng Đạo Thúy, tuy nhiên không phải người nào cũng biết về nhân vật này và những cống hiến của ông với nền cách mạng nước nhà. Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hoàng Đạo Thúy là ai?

Hoàng Đạo Thúy được biết đến là thủ lĩnh của phong trào Hướng đạo Việt Nam. Ông sinh năm 1900  tại số nhà 7 phố Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tổ tiên ông vốn gốc họ Cung ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Ông mất vào ngày 14 tháng 2 năm 1994 tại Hà Nội. Trước khi mất, ông có làm một bài thơ cuối cùng có tựa đề là Ngủ quên, mà dưới bài thơ đó còn viết hai dòng ghi rõ tên và năm sinh, năm mất của mình.

Vài nét về cụ Hoàng Đạo Thúy
Vài nét về cụ Hoàng Đạo Thúy

Cha mẹ của Hoàng Đạo Thúy là ai và ảnh hưởng như thế nào đến ông?

Mẹ của Hoàng Đạo Thúy là bà Nguyễn Thị Môn, cha ông là cụ Nguyễn Đạo Thành – từng là một chí sĩ trong phong trào Duy Tân, cũng là giáo học. Người cha đỗ đạt làm quan giáo thụ ở các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đa Phúc, Thuận Thành, Từ Sơn. Cụ là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “Việt sử tân ước” viết lịch sử nước nhà dưới quan điểm tiến bộ để cho thanh niên thời đó đọc – có nhiều ảnh hưởng tới đường đi nước bước của người con trai sau này.

Thuở nhỏ, Hoàng Đạo Thúy thường thấy nhà mình đông học trò đến học và ôn luyện để đi thi hương, thi hội. Tinh thần ham học hỏi của ông được nhen nhóm từ đó.

Lớn lên trong sự dạy dỗ khuôn phép, đức độ của cha – Hoàng Đạo Thúy theo học Trường Bưởi, tốt nghiệp xong không đi làm ông tham, ông phán như một lẽ thông thường mà ông lại chọn nghề dạy học – “nghề ấy đầy tự trọng, cao quý, không phải gần Tây luồn cúi”. Lúc đấy là năm 1920, khi cụ tròn 20 tuổi.

Cụ Hoàng Đạo Thúy bên gia đình của mình
Cụ Hoàng Đạo Thúy bên gia đình của mình

Trong suốt 25 năm làm nghề thầy, người thầy Hoàng Đạo Thúy đã dạy dỗ nhiều lứa học trò theo khuôn phép về chuẩn mực đạo đức và kiến thức xã hội. Nhiều trò sau này trở thành văn nghệ sĩ nổi tiếng, có chức danh địa vị trong xã hội.

Hoàng Đạo Thúy – Thủ lĩnh Phong trào Hướng đạo Việt Nam

Trong thời gian dạy học, Hoàng Đạo Thúy nghiên cứu và tìm hiểu về xã hội, lịch sử dân tộc. Ông cũng hay tìm hiểu về các tài liệu về Hướng đạo của Liên đoàn Hướng đạo Pháp, và cho rằng đây có thể là một cách để chấn hưng và truyền bá phong hóa của người Việt Nam thời hiện đại.

Trong những năm 1927-1930, các đoàn Hướng đạo Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc, hầu hết đều trực thuộc Hội Hướng đạo Pháp. Năm 1929, Hoàng Đạo Thúy cho in quyển Hướng đạo sinh tại Nhà in Đông Tây ở Hàng Bông. Cùng trong năm này, ông cùng một số bạn đồng chí thành lập Hội Hướng đạo Việt Nam.

Hoàng Đạo Thuý là vị thủ lĩnh phong trào Hướng đạo ở Việt Nam. Phong trào này do Baden Powell – một trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Anh đề xướng. Mục đích của phong trào Hướng đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tính tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội. Hướng đạo Việt Nam được thành lập cũng theo những mục đích chung đó. Từ “đạo” trong cụm từ “Hướng đạo” có nghĩa là “đường”; Hướng đạo có nghĩa là “dẫn đường” và không có liên quan đến một tôn giáo nào.

Đến những năm 1940, Hội Hướng đạo Việt Nam có tổ chức rộng khắp Đông Dương. Trong số những tráng sinh ngày ấy nhiều người sau này đã trở thành những cán bộ cốt cán trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Hữu Đang, Dương Đức Hiền, Vũ Quý. Năm 1943, với sự hướng dẫn của ông Vũ Quý, ông bắt đầu hướng phong trào hướng đạo tham gia phong trào Việt Minh.

Thời gian kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Hướng đạo vẫn hoạt động trong hoàn cảnh mới, được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm hội trưởng danh dự. Nhiều trí thức, nhiều thanh niên đã trưởng thành trong phong trào này và tất cả đều tín nhiệm, mến phục Hoàng Đạo Thuý, kể cả những thành viên người Pháp ở trong ban chỉ đạo. Những tổ chức thanh niên tiền phong, thanh niên Việt Nam sau này, ít nhiều cũng vận dụng một số ít kinh nghiệm của đoàn Hướng đạo.

Từ tháng 8 năm 1945, ông tham gia vào hoạt động cách mạng và có nhiều đóng góp to lớn cho dân tộc Việt Nam. Năm 1962, ông chuyển ngành sang công tác tại Ủy ban Dân tộc Trung ương và giữ chức Giám đốc Trường Dân tộc Trung ương. Ông giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu năm 1966.

Sau khi nghỉ hưu, ông về ở tại căn nhà nhỏ của Tổ tiên để lại ở làng Đại Yên,  phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Trong suốt gần 30 năm cuối đời, ông để lại nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa… Đặc biệt là những tác phẩm về lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Vì lẽ đó, ông được mệnh danh là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam.

Hoàng Đạo Thúy đã dành những năm tháng trong cuộc đời trong sáng và thanh bạch của mình cho sự nghiệp trồng người, cho cách mạng của quân đội, của nhân dân, của Đảng. Luôn thương yêu đồng chí và đồng đội, gần gũi bạn bè, hết lòng dìu dắt thế hệ trẻ. Đó quả là một cốt cách, một tấm lòng cao đẹp soi sáng cho những thế hệ sau.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.