Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Xưa nay Bác Hồ nổi tiếng là người yêu trẻ, dù không kết hôn nhưng thực tế bác có tới 3 người con nuôi. Tuy nhiên ít ai biết đến điều này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc Người con nuôi đầu tiên của Bác sinh ra tại Pháp.

Người con nuôi đầu tiên của Bác Hồ tại Pháp là ai?

Cuối tháng 5 năm 1946, với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Cộng hòa Pháp. Ngày 27 tháng 7 năm 1946, Việt kiều Pháp tổ chức buổi chiêu đãi chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại vườn hồng Ba-ta-gen trong lâu đài D’Artois, nằm ở ven rừng Bôlônhơ.

Ông Ray-mông Aubrac – cựu Ủy viên Cộng hoà ở Mácxây, nghị sĩ Quốc hội Pháp đã được mời tới dự buổi chiêu đãi. Tại đây ông được giới thiệu với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong lúc chuyện trò với ông Ray-mông Aubrac, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn ông về những việc ông đã làm cho nhân dân Việt Nam hai năm trước ở Mácxây. Ông Ray-mông Aubrac ngỏ ý mời Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm gia đình, Người vui vẻ nhận lời và nói: “Tôi sẽ sung sướng nếu được đến vườn của ông, ông bạn thân mến ạ. Vậy tuần sau, vào giờ uống trà buổi chiều tôi đến thăm gia đình ông được chứ?”.

Đến thăm căn nhà và khu vườn của gia đình ông Ray-mông Aubrac (ở 190 đường Soisy sous Montmorency, quận Seine et Oire 2, cách Thủ đô Pari 10km), Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thích. Ngày 28 tháng 7, Người chuyển về đây ở. Ông Aubrac và bà Luy-xi, vợ ông, là những người có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản và rất kiên cường trong cuộc đấu tranh chống phát xít.

Ngày 15 tháng 8 năm 1946, bà Luy-xi sinh một bé gái tại bệnh viện phụ sản Bôđơlốc ở đại lộ Po Royal, quận 5, Pari. Em bé được đặt tên là Elizabeth Helfer Aubrac. Bác Hồ đã đến bệnh viện thăm, tặng quà và nhận Elizabeth làm con đỡ đầu. Người gọi Elizabeth là Babét (Babette). Gia đình ông Aubrac vô cùng vui sướng và hạnh phúc.

Tình cảm của Bác Hồ với Elizabeth Helfer Aubrac như thế nào?

Dù bận bịu và trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trả lời, khi thì là một bức thư ngắn, khi là một bức ảnh có dòng nhắn gửi tình cảm và chữ ký của Người, đôi khi là những lời thăm hỏi, nhắn nhủ qua những người bạn của gia đình ông bà Raymond Aubrac khi có dịp gặp Người tại Hà Nội. 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng một tấm lụa để may áo cưới khi nào cô con gái nuôi lập gia đình. Tấm vải vẫn giữ nguyên màu vàng, mềm mại, bên trong kẹp một mẩu giấy nhỏ viết “Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà nội”.

Tình cảm của Elizabeth Helfer Aubrac đối với Bác Hồ như thế nào?

Chưa một lần được gặp Bác Hồ khi Người còn sống nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của bà Elizabeth Helfer Aubrac, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam luôn là một người thân trong gia đình, lớn lên cùng với tuổi thơ của bà, luôn dành cho bà tình cảm và sự quan tâm sâu sắc.

Bà Elizabeth Helfer Aubrac nhớ lại: “Với tôi, Bác Hồ vô cùng gần gũi giống như một người thân trong gia đình. Trong ký ức của tôi, không hề có chuyện là vào một hôm, cha mẹ nói với tôi rằng tôi có một người cha đỡ đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không, không hề có chuyện đó. Bác Hồ luôn ở đó, giống như một người bác hay người chú trong gia đình chúng tôi”.

Bà Aubrac cho biết do cha thường xuyên đi công tác nên những câu chuyện về Bác Hồ chủ yếu do bà ngoại và mẹ của bà kể lại. “Từ nhỏ tôi đã nhận thức được rằng tôi có một người cha đỡ đầu là Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam. Bác Hồ ở rất xa, vô cùng bận bịu vì đang phải chiến đấu gian khổ để giành lại độc lập cho Việt Nam. Lớn lên một chút, tôi đã vẽ tranh và sau đó là viết thư gửi cho Bác. Tôi cũng thường xuyên nhận được những dòng thư ngắn, những lời nhắn của Người. Mỗi khi cha tôi đi công tác từ Việt Nam về, ông đều mang theo lời nhắn của Bác: “Hãy ôm hôn Babette giùm tôi”. Babette là tên gọi thân mật của tôi trong gia đình”, bà giải thích.

Bà cũng kể về những kỷ vật mà Bác Hồ đã tặng gia đình bà: bức tranh “Lòng mẹ” của họa sĩ Vũ Cao Đàm, quả cầu nhỏ bằng ngà voi được trạm trổ tinh xảo, mảnh vải lụa Hà Đông khi tôi chuẩn bị kết hôn. Mảnh vải lụa màu trắng ngà đó rất đẹp, nhưng tôi đã không dám sử dụng nó vì sợ thợ may cắt hỏng. Đây là những kỷ vật vô cùng thiêng liêng đối với chúng tôi”.

Nhắc đến thời điểm Bác Hồ đi xa, giọng bà chùng xuống. Bà xúc động nói: “Chúng tôi có cảm tưởng như mất một người thân yêu trong gia đình. Đây là một thời điểm hết sức khó khăn và nặng nề đối với nhân dân Việt Nam và gia đình chúng tôi. Khi đến viếng Người tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp, chúng tôi thấy một bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được phóng to có dải băng đen phía trước. Cán bộ và nhân viên Đại sứ quán đứng bất động như những pho tượng. Họ quá đau buồn trước tổn thất to lớn. Không ai có thể hình dung nổi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa mà không kịp nhìn thấy nước nhà thống nhất”.

“Tôi luôn nhớ về Người mỗi ngày và tôi cảm thấy có sợi dây liên lạc gần gũi với nhân dân và đất nước của vị cha đỡ đầu đáng kính của tôi. Tôi đã cùng cha đẻ Raymond Aubrac đến Việt Nam vài lần. Hai vợ chồng tôi là giáo viên và thật trùng hợp khi chồng tôi mỗi năm hai lần đến Việt Nam giảng dạy tại Trung tâm Pháp – Việt đào tạo về quản lý tại Hà Nội. Chúng tôi rất vui và hạnh phúc khi có nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam đến thăm và coi đây như một ngôi nhà Việt Nam”.

Hiện tại bà Elizabeth Helfer Aubrac đã ngoài 70 tuổi bà hiện đang sinh sống tại một căn hộ nhỏ nằm ở quận 9 Paris bà vẫn ghi nhớ và tự hào về mối cơ duyên đã kết nối bà với vị lãnh tụ vĩ đại mà bà trìu mến gọi như những người dân Việt Nam là “Bác Hồ”.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về hai người con nuôi khác của Bác Hồ là:

Con nuôi thứ 2 của Bác Hồ ở Đức

Con nuôi thứ 3 của Bác Hồ ở Nga

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.