Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hơn 50 năm hút thuốc lá nhưng Bác vẫn quyết tâm bỏ được thuốc lá khi đã có tuổi, đủ cho chúng ta thấy nghị lực phi thường của Bác lớn đến mức nào. Vậy Bác Hồ đã bỏ thuốc lá từ khi nào? mời bạn đọc tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Trước đây Bác đã từng nói là người thường “nhân vô thập toàn” không có ai là toàn vẹn cả, đã sống ở đời thì ai cũng có khuyết điểm, Bác tự nhận mình có 2 khuyết điểm đó là hút thuốc lá và không lấy vợ.

Tại sao Bác Hồ hút thuốc lá?

Trong những năm tháng khi Bác còn ở bên Pháp, Bác luôn bị mật thám Pháp theo dõi sát sao vì nghi ngờ bác là thành phần thanh niên chống Pháp. Với tình thế đi đến đâu cũng bị theo dõi, nếu lộ liễu quay đầu lại thì sẽ bị phát hiện và bị bắt ngay lúc đó. Bác đã nghĩ ra cách quan sát bằng việc hút thuốc, mỗi lần như vậy Bác sẽ đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng 3 bước chân, Người dừng lại để châm thuốc, sau đó quay lại thùng rác để vứt que diêm, Bác sẽ tranh thủ quan sát xung quanh, liệu cách để đối phó với mật thám. Giả vờ hút thuốc mãi sau lại thành thói quen khó bỏ.

Lo nghĩ vận mệnh đất nước, chỉ có điếu thuốc làm bạn, giúp giảm căng thẳng, đến khi bác có tuổi, các bác sĩ cho biết Bác có dấu hiệu tái phát bệnh phổi, huyết áp và tim mạch lại không ổn định. Xót xa hơn, ở thời điểm Người viết Di chúc, bên trong đáy mắt của Bác đã có dấu hiệu chảy máu. Bác sĩ Đào Xuân Trà, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Quân đội Trung ương được điều động khẩn cấp tới Nhà sàn – nơi Bác ở – để chữa cho Bác với sự hỗ trợ của Bộ trưởng Y tế, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân hồi đó.

Bác Hồ thời vẫn còn hút thuốc
Bác Hồ thời vẫn còn hút thuốc

Bác Hồ bỏ thuốc lá khi nào?

Năm 1967, sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu đi nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khỏe của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa.

Những năm cuối đời, Bác yếu nhiều, về chiều tối và đêm khuya, các đồng chí phục vụ thấy Bác ho nhiều, ai cũng xót xa thương Bác. Hiểu thấu tâm trạng, nỗi lòng của mọi người, Bác càng quyết tâm bỏ hẳn thói quen hút thuốc. Tình thương yêu con người và trách nhiệm trước cuộc đời luôn là cội nguồn nuôi dưỡng và thúc đẩy nghị lực của Người, nhất quán giữa nói và làm, như Người thường tự nhủ mình “đã nói thì phải làm”.

Tìm hiểu thêm: Ông bà nội, ông bà ngoại của bác Hồ là ai?

Bác Hồ đã làm gì để bỏ được thuốc lá?

Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Penicillin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can, bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.

  • Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penicillin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
  • Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
  • Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
  • Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.

Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng.

“Cái gạt tàn thuốc lá từ lâu đã không còn nóng nữa trên bàn” như lời thơ của Việt Phương cho ta rõ hoàn cảnh bỏ thuốc của Bác.

Tham khảo thêm:

“Nghị quyết” không thuốc lá của các đồng chí lãnh đạo bên cạnh Bác Hồ

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao thường làm việc hàng ngày bên Bác. Để Bác có thể bỏ thói quen hút thuốc dễ hơn và nhanh hơn, các đồng chí đó thống nhất với nhau một quy định: “Cấm tuyệt đối không ai được hút thuốc trước mặt Bác”. Lại giao ước với nhau, tuyệt đối bí mật không được để Bác biết, sợ Bác buồn. Đó là nội dung “Nghị quyết” về thuốc lá của Bác. Ai cũng thương Bác nên “Nghị quyết” được thông qua rất nhanh và thực hiện ngay lập tức. Chuyện tưởng đơn giản nhưng lại không đơn giản, càng không dễ chút nào. Nhiều người hút thuốc đã lâu, thành ra nghiện, bây giờ suốt ngày cùng làm việc bên Bác, không được hút thuốc nên rất thèm, thương Bác mà cố nhịn thôi, cũng không một ai nói ra điều ấy vì đã hứa với nhau không được để Bác biết.

Song Bác biết, bởi Người quan sát rất tinh và phát hiện ra ngay tình huống không bình thường này. Tại sao mấy ngày, mấy tuần nay trong phòng họp tuyệt không có ai hút thuốc cả, tuyệt không có làn khói thuốc nào nhưng nét mặt mọi người ai cũng có vẻ buồn. Thế là đã rõ. Bác gặp đồng chí Vũ Kỳ. Bác nói:

“Chú Kỳ ạ! Bác có một việc riêng, muốn nhờ chú, chẳng biết chú có giúp được không?”

“Xin Bác cứ nói, cháu sẽ làm ngay mà!” Vốn rất hồn nhiên, đồng chí Vũ Kỳ trả lời Bác.

“Bác muốn xin chú bao thuốc.”

Nghe Bác nói vậy đồng chí Vũ Kỳ mới thấy khó xử quá. Đã chót hứa với Bác rồi mà Trung ương lại dặn, không được để Bác hút thuốc, biết làm sao bây giờ.

Không đi lấy thuốc cho Bác thì thương Bác, mà để Bác hút thì có lỗi với Trung ương. Thôi đành nói lảng sang chuyện khác để Bác quên nhưng Bác có quên đâu. Bác nhắc lại: “Bác muốn xin chú bao thuốc, chú nghe có rõ không?”. Rồi Bác giải thích: “Bác không hút đâu vì Bác quyết giữ lời hứa với Trung ương, với chú nữa. Nhưng Bác có việc, chú có giúp Bác được không?”.

Khi đã rõ rồi, đồng chí Vũ Kỳ mới yên tâm, vội đi lấy ngay bao thuốc đưa Bác.

Sáng hôm sau, Bác chủ trì buổi làm việc với các đồng chí trong Ban Bí thư. Bác bóc bao thuốc lá và nói: “Bác đã biết cái “Nghị quyết” của các chú rồi. Bây giờ Bác mời các chú hút thuốc. Bác mong các chú cứ thoải mái, tự nhiên như trước đi, đừng vì Bác mà khổ thế”.

Cùng tìm hiều thêm:

Bác lại ân cần đưa từng điếu thuốc cho từng người, còn Bác, Bác không hút. Cầm điếu thuốc Bác cho mà ai cũng chỉ muốn khóc vì thương Bác quá. Về sau rất nhiều đồng chí đã bỏ hẳn thuốc, từ tác động tấm gương của Bác.

Việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe thì điều này chắc chắn ai cũng biết, nhưng vì thói quen, vì công việc mà nhiều người trở nên nghiện thuốc và chắc hẳn không phải ai cũng có thể từ bỏ thói quen xấu có hại cho sức khỏe này.

Thói quen ban đầu chỉ là những hành động lặp đi lặp lại liên tục, theo thời gian nó trở thành một phần trong con người cho nên để từ bỏ một thói quen xấu đã ăn sâu vào bản tính của chúng ta là rất khó. Từ bỏ thói quen xấu hút thuốc lá là một việc không hề đơn giản, phải khẳng định như vậy, nếu thiếu ý chí và phương pháp sẽ thất bại. “Nhân vô thập toàn” đã là con người thì khó có thể tránh được có những thói quen xấu, nhưng hãy nhìn tấm gương Bác để chúng ta thấy rõ được sự quyết tâm và lòng kiên trì trong từng việc làm của Bác, học cách Bác từ bỏ thói quen xấu để cuộc sống của chúng ta trở nên lành mạnh, đơn giản, vui vẻ hơn.

 

4.2/5 - (10 bình chọn)
Share.

Comments are closed.