Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thời kỳ bao cấp tại Việt Nam nền kinh tế yếu kém, nhân dân đói khổ, giáo dục kém phát triển, y tế trì trệ, do vậy Đảng và Nhà nước đã phải xóa bỏ. Việt Nam xóa bỏ bao cấp năm nào? Ai là người xóa bỏ bao cấp? Tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Thời kỳ bao cấp Việt Nam là gì? Cuộc sống thời bao cấp như thế nào?

Thời kỳ bao cấp Việt Nam là gì? Có từ khi nào?

Theo vi.wikipedia.org, Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó. Theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy.

Mặc dù kinh tế chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước Đổi Mới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Cuộc sống thời bao cấp như thế nào?

Kinh tế thời bao cấp

Trong nền kinh tế bao cấp, phần lớn thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế việc người dân tự mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Nhà nước độc quyền phân phối hầu hết các loại hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng mà một gia đình được phép mua.

Văn hóa thời bao cấp

Người dân ít được tiếp xúc văn hóa phương Tây. Văn học, phim, nhạc… đều được kiểm soát. Văn học được lưu hành chủ yếu là văn học cổ điển, văn học Nga, văn học xã hội chủ nghĩa, văn học cánh tả, văn học hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa và lãng mạn tích cực; các trường phái được xem là “tiêu cực”, “rẻ tiền” không được phép lưu hành. Văn chương chủ yếu tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội – cộng sản, tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể, yêu lao động, tinh thần quốc tế.

Âm nhạc được cho phép bao gồm nhạc cổ điển phương Tây như giao hưởng, opera; dân ca và nhạc đỏ.

Phim chỉ có phim nhựa, chưa có phim truyền hình, chủ yếu chiếu rạp, lưu động và phát một số buổi nhất định trên truyền hình. Các phim nước ngoài được trình chiếu chủ yếu là phim Liên Xô và các phim các nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước chú trọng chống mê tín dị đoan, phổ biến khoa học. Báo chí không có quảng cáo thương mại. Các tờ báo rất giống nhau về quan điểm, tư tưởng, chỉ khác là phục vụ cho các đối tượng khác nhau, không chạy theo lợi nhuận, được bao cấp. Các văn nghệ sĩ sinh hoạt trong các cơ quan tổ chức của nhà nước, được nhà nước trả lương như công chức.

Xã hội, giáo dục thời bao cấp

Thời bao cấp tại Việt Nam cũng là thời kỳ khép kín và nghi kị về mặt xã hội và chính trị đối với người nước ngoài. Nhà nước khá thận trọng với người phương Tây, người nước ngoài vì khác biệt tư tưởng và các vấn đề an ninh. Người Việt phần lớn không được tiếp xúc với người ngoại quốc, ai vi phạm sẽ bị công an tra hỏi. Du lịch không được quan tâm, xuất nhập cảnh rất gắt gao. Sự thiếu thốn thời bao cấp khiến nạn ăn cắp vặt nảy sinh. Phân hóa giàu nghèo rất thấp.

Chất lượng hệ thống giáo dục lại đi xuống vì tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên được đào tạo tốt, lương giáo viên bị hạ thấp, việc thi cử bị buông lỏng, bệnh thành tích phát triển.

Y tế thời bao cấp

Thời bao cấp, người dân đi khám chữa bệnh hay mua thuốc rồi mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện thanh toán mà không mất tiền, song điều kiện chữa trị vô cùng thiếu thốn. Các loại thuốc men, trang thiết bị y tế… chủ yếu được viện trợ. Bộ Y tế có cả Vụ kế hoạch, Cục Vật tư làm nhiệm vụ phân chỉ tiêu cho các bệnh viện. Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai một năm được cấp bao nhiêu chiếu, chăn, đường, sữa, xăng dầu, thuốc men… Các bệnh viện thời bao cấp có quy mô nhỏ, chủ yếu kiểu nhà một tầng đến ba tầng. Thuốc men, thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu một phần nhập khẩu, một phần được viện trợ từ các nước cộng sản.

Hình ảnh thời bao cấp tại Việt Nam

Tem phiếu được sử dụng thời bao cấp
Tem phiếu được sử dụng thời bao cấp
Hình ảnh xếp hàng mua hàng thời bao cấp
Hình ảnh xếp hàng mua hàng thời bao cấp
Gian hàng thời bao cấp
Gian hàng thời bao cấp
Chiếc cân huyền thoại thời bao cấp
Chiếc cân huyền thoại thời bao cấp

Những bộ phim, bài thơ về thời kỳ bao cấp

Những bài thơ về thời kỳ bao cấp

Một thời bao cấp –  Đinh Tiến Hải

“Mẹ ơi!

Con lại nhớ ngày thơ trẻ

Một thời bao cấp khó khăn

Mẹ nuôi anh em con lớn lên từ những nhọc nhằn

Trong bữa cơm nhiều hạt bo bo từ cửa hàng mậu dịch

Mẹ ơi!

Tem phiếu một thời

Nhất gạo nhì rau , tam dầu, tứ muối

Thịt thì đuôi đuối, cá biển mất mùa

Câu thơ ấy cứ hằn sâu vào ký ức

Một thời xa vắng mẹ qua

Tan ca về mẹ lại tăng gia

Trồng rau, nuôi gà kiếm dăm ba quả trứng

Đồng gần cho tới bờ xa

Ban mai vừa nở

Chiều tà

Sương rơi…

Mẹ ơi..

Một thời nón lá áo tơi

Bến bờ bao cấp chơi vơi giữa dòng

Hôm nay dáng mẹ đã còng

Con không khóc nhưng cõi lòng nát tan

Mẹ ơi….

Đã qua rồi một thủa

Những khó khăn năm tháng mới nên người

Trong mơ con thấy mẹ cười

Thôi con chẳng nhắc

Một thời đã qua.”

 

Một thời bao cấp đã qua – Trương Thị Anh

Nhớ mùa hoa gạo tháng ba

Học trò đi học ghé qua nhặt về

Đường xa cuốc bộ ven đê

Tháng ba giáp hạt đói mê mải lòng

 

Một thời bao cấp ngóng trông

Chia tem, phát phiếu xếp chồng chờ mua

Bữa ăn cơm ít ngô nhiều

Thức ăn có muối với niêu tương cà

 

Mong cho giáp hạt mau qua

Tháng năm lúa chín cả nhà ngóng trông

Hương cơm mới, canh cua đồng

Ước mơ nho nhỏ, mà không dễ gì

 

Một thời bao cấp đã qua

Đói ăn, thiếu mặc nay xa lắc rồi

Không còn phân phối anh, tôi

Ăn ngon mặc đẹp xe hơi điều hòa

 

Ơn này nhờ có Đảng ta

Hội nhập đổi mới khúc ca khải hoàn.

Những bộ phim về thời kỳ bao cấp

Có rất nhiều bộ phim đã được các đạo diễn tái hiện lại thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, cụ thể là các phim:

  • Chị Dậu
  • Làng Vũ đại ngày ấy
  • Bao giờ cho đến tháng 10
  • Biệt động Sài Gòn
  • Câu chuyện làng Dừa
  • Thị trấn yên tĩnh
  • Thành phố lúc rạng đông
  • Cây xương rồng trên cát
  • Tự thú trước bình minh
  • Hà Nội mùa chim làm tổ
  • Bản đề án bị bỏ quên
  • Đàn chim trở về…

Để có cái nhìn toàn cảnh hơn về thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, các bạn có thể xem lại các bộ phim này. Hình ảnh cuộc sống, văn hóa, kinh tế Việt Nam thời bao cấp hiện lên tương đối chân thực và sinh động qua những thước phim từ những đạo diễn dày dặn kinh nghiệm, am hiểu rõ về các thời kỳ phát triển của Việt Nam.

Việt Nam xóa bỏ bao cấp năm nào?

Đại hội V quyết định bỏ chế độ bao cấp
Đại hội V quyết định bỏ chế độ bao cấp

Việt Nam xóa bỏ bao cấp chính thức vào năm 1985. Hội nghị trung ương 8 khoá V (6/1985) chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh tế. Cho đến Đại hội Đảng lần thứ 6 (tháng 12 năm 1986), Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng, đề ra đường lối đổi mới:

  • Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).
  • Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.
  • Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.
  • Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân

Tại sao xóa bỏ thời kỳ bao cấp?

Thời kỳ bao cấp đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, giáo dục, văn hóa…

Chế độ bao cấp được thực hiện thông qua các hình thức như bao cấp qua giá, bao cấp qua chế độ tem phiếu, bao cấp theo chế độ cấp phát đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động, nảy sinh cơ chế “xin – cho”, tăng gánh nặng đối với ngân sách.

Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.

Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó.

Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam… Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng “phá rào” trong nông nghiệp.”

Việc xóa bỏ thời kỳ bao cấp là sự sửa chữa những sai lầm trong quyết sách chỉ đạo của nhà nước, xấy dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho toàn bộ nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững mạnh, hướng tới mục tiêu xã hội công bằng dân chủ văn minh, dân giàu, nước mạnh.

Ai là người xóa bỏ bao cấp?

Nhắc đến người tiên phong đi đầu trong việc hưởng ứng việc xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp bằng chương trình giá – lương – tiền, nhiều người vẫn nhắc tới ông Nguyễn Văn Chính (tức Chín Cần), nguyên bí thư tỉnh ủy Long An.

Thời kỳ ông làm bí thư tỉnh ủy (1976-1984) cũng là lúc nền kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Long An lại là tỉnh thuần nông, nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã luôn đói. Nguyên nhân là cơ chế quan liêu, bao cấp kéo dài hàng chục năm. Đã vậy, tình trạng ngăn sông, cấm chợ ngăn cản việc lưu thông hàng hoá, tạo bất bình trong xã hội.

Ông Chín Cần và các cán bộ trong Thường vụ tỉnh ủy đã rất trăn trở, cố gắng tìm lời giải đáp. Vào năm 1979, tại Ty thương nghiệp Long An có ông Tư Giao và Hồ Đắc Hy, trưởng và phó ty, cũng chung trăn trở như lãnh đạo tỉnh ủy. Các ông bèn mạnh dạn đề xuất với Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh, nhanh chóng xóa bỏ cơ chế bao cấp, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, rồi lôi kéo lực lượng tư thương hợp với thương nghiệp nhà nước hình thành mạng lưới lưu thông hàng hoá.

Chỉ sau gần một tháng thực hiện đề án giá – lương – tiền, nhân dân, cán bộ trong tỉnh Long An cảm thấy như vừa được cởi trói, đời sống dễ chịu hơn. Từ thắng lợi này, Thường vụ tỉnh ủy tập trung chỉ đạo xoá bao cấp, xoá ngăn sông cấm chợ trên phạm vi toàn tỉnh, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong thời gian 3 tháng.

Sự thay đổi của Long An đã được trung ương biết. Tháng 3/1980, ông Chín Cần cùng ông Nguyễn Văn Mới, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Tư Giao được gọi ra báo cáo với Bộ Chính trị. Đêm đầu tiên đến Hà Nội, cả ba người tranh thủ đi thăm và trình bày với các ông Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo. Không ngờ, hai lãnh đạo trên rất tán thành cách làm của Long An.

Tại buổi làm việc chính thức với đoàn Long An, có các ông Lê Duẩn, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Văn Trân, Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo, Vũ Oanh và các người đứng đầu các bộ, ngành đến dự. Trong lúc ông Chín Cần trình bày đề án, một lãnh đạo đứng lên chất vất: “Tại sao bí thư, chủ tịch tỉnh lại lĩnh lương tới hơn 600 đồng/tháng, Long An lấy tiền đâu để trả”. Khi ông Chín Cần được Tổng bí thư yêu cầu báo cáo lại thì Tổng bí thư rất vui mừng.

Kết thúc cuộc làm việc căng thẳng nhưng rất ấn tượng này, thay mặt Bộ Chính trị, ông Nguyễn Duy Trinh kết luận: “Long An đã làm được một việc lớn, kết quả rất lớn, cho phép Long An tiếp tục thực hiện làm thí điểm cho cả nước…”.

4/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.