Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đoàn thanh niên cộng sản là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy vai trò xung kích vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên có rất nhiều người thắc mắc Đoàn Thanh niên cộng sản ra đời năm nào? Ai là người sáng lập? theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Đoàn Thanh niên cộng sản ra đời năm nào?

Theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Như vậy Đoàn thanh niên cộng sản ra đời năm 1931.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

  • Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
  • Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
  • Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
  • Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
  • Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
  • Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
  • Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tên gọi của Đoàn thanh niên cộng sản qua các thời kỳ
Tên gọi của Đoàn thanh niên cộng sản qua các thời kỳ

Ai là người sáng lập Đoàn Thanh niên cộng sản?

Đoàn Thanh niên Cộng sản do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là “cánh tay nối dài” của nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên công sản là Đại hội Đại biểu toàn quốc, được triệu tập 5 năm một lần. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó.

Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra. Riêng ở cấp Trung ương, Ban Chấp hành còn bầu ra Ban Bí thư là cơ quan thường trực của Ban Thường vụ do Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đứng đầu.

Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh?

Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.

Từ năm 1931 đến năm 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ở Ma Cao, Trung ương Đảng đã công nhận chính thức Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội sau đó đã không họp được.

Năm 1936, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, một tổ chức thanh niên hoạt động công khai trên cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, lấy tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Ngày 5 tháng 5 năm 1938, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương đã họp công khai ở Hà Nội và bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đoàn.

Năm 1939, khi chính quyền thực dân đàn áp phong trào dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương rút vào hoạt động bí mật. Năm 1940, Trung ương Đảng đã thành lập Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương để tổ chức quần chúng thanh niên đấu tranh chống đế quốc. Đoàn Thanh niên phản đế sau đó đã tham gia hai cuộc khởi nghĩa là Khởi nghĩa Bắc Sơn và Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Trong suốt 20 năm, do điều kiện lịch sử, nhiều tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập đã cùng hoạt động song song. Ngày 28 tháng 9 năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng “Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên”.

Tháng 6 năm 1949, Hội nghị Thanh vận của Đảng được tổ chức tại Việt Bắc quyết định thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương, Nguyễn Lam được chỉ định làm Trưởng tiểu Ban thanh vận Trung ương đồng thời là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

Trong phiên họp vào tháng 9 năm 1955, Bộ Chính trị đã chủ trương đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và tên gọi này được chính thức thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến 25 tháng 3 năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.

Tại miền Nam, một tổ chức bộ phận của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hoạt động với tên gọi Đoàn Thanh niên Cách mạng Miền Nam, là một tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tại miền Bắc, tháng 2 năm 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh để kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó 5 tháng. Cùng thời gian này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên thành Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.

Sau khi Việt Nam thống nhất, tháng 12 năm 1976, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh hợp nhất với tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Các biểu tượng của đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Các biểu tượng của đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của lá cờ đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của lá cờ đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của huy hiệu đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của huy hiệu đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa đoàn ca của đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa đoàn ca của đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam

Ý nghĩa sự ra đời của Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh?

Sự ra đời của Đoàn TNCS Đông Dương (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự vận động khách quan phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; đồng thời thể hiện quan điểm sáng suốt, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về vị trí, tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên.

Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam trở thành một dấu mốc lịch sử trọng đại của thế hệ trẻ Việt Nam, từ đây những người cộng sản trẻ tuổi đã có tổ chức riêng của mình đặt dưới sự lãnh đạo, rèn luyện thường xuyên, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng; luôn sắt son niềm tin với Đảng, trở thành đội dự bị tin cậy của Đảng, lực lượng đông đảo, đội quân xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Vị trí của Đoàn thanh niên cộng sản

Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.

Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Đoàn thanh niên cộng sản luôn dẫn đầu các phong trào của thanh thiếu niên Việt Nam
Đoàn thanh niên cộng sản luôn dẫn đầu các phong trào của thanh thiếu niên Việt Nam

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội. Thường xuyên thông báo cho Hội những chủ trương công tác và chương trình hoạt động của Đoàn, tham gia ý kiến với Hội để Hội xây dựng chương trình phối hợp nhằm triển khai sâu rộng yêu cầu hoạt động của Đoàn trong hội viên, thanh niên.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giới thiệu cán bộ chủ chốt của Đoàn để tiến hành hiệp thương vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội. Có ý kiến hiệp thương giới thiệu cán bộ chủ chốt của Hội tham gia cơ quan lãnh đạo Hội cấp trên.

Phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.