Bạn chưa biết đường Phạm Hùng nằm ở quận nào của thủ đô Hà Nội, đường tiếp giáp với những tuyến đường nào? Tất cả điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn theo dõi.
1. Đường Phạm Hùng nằm ở đâu?
Đường Phạm Hùng nằm ở quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội. Đường bắt đầu từ ngã tư giao nhau với đường Phạm Văn Đồng- Xuân Thủy- Hồ Tùng Mậu chạy đến ngã tư đường Trần Duy Hưng- Đại lộ Thăng Long – Khuất Duy Tiến.
2. Đường Phạm Hùng tiếp giáp với những đường nào?
Đường Phạm Hùng tiếp giáp với các đường Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng, Phạm Văn Đồng. Là một trong những tuyến đường huyết mạch nối liền quận Thanh Xuân với quận Cầu Giấy. Đường Phạm Hùng nối liền đường Khuất Duy Tiến với đường Phạm Văn Đồng.
Các tuyến đường giao cắt với đường Phạm Hùng là đường Mạc Thái Tông, Mạc Thái Tổ, Dương Đình Nghệ, Mễ Trì, Thiên Hiền, Trần Bình, Tôn Thất Thuyết…
3. Đường Phạm Hùng được đặt tên khi nào?
Tên đường Phạm Hùng được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tháng 1/2002. Tuyến đường có tổng chiều dài 4.100m, chiều rộng 6-8m.
4, Trên đường Phạm Hùng có những tiện ích gì?
Cơ quan:
Trung tâm hội nghị quốc gia
Bảo Tàng Hà Nội
Nhà khách 99 (số 8)
Tòa nhà Keangnam Landmark
Nhà CT5D Khu đô thị Mỹ Đình
Ngân hàng Nông nghiệp Agribank (số 28)
Bến xe khách Mỹ Đình
Cục Hàng hải Việt Nam (số 8)
Bưu Điện Vietnam Post (số 5)
Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền (số 6)
Các nhà hàng- cửa hàng:
Nhà hàng Lẩu Nấm Hoàng Gia
Quán Miến Lươn Chín Chín (số 28)
Mr Bill Beer Club (số 26)
Vua gà Mạnh Hoạch (số 68)
MediaMart (số 18),
Tuyến xe bus:
Tuyến số 5, 13, 16, 29, 33, 34, 39.
5. Tại sao lại đặt tên đường là Phạm Hùng?
Tên đường Phạm Hùng có nguồn gốc từ tên tuổi của nhà cách mạng- vị thủ tướng thứ 2 của nước Việt Nam là ông Phạm Hùng. Ông sinh tại xã Phước Long, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Trong lịch sử Việt Nam, Phạm Hùng được nhiều người biết đến trên cương vị là Trưởng phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa tham dự hội nghị Giơ- ne- vơ tại Thụy Sĩ. Ngoài ra, ông còn là nhà lãnh đạo cách mạng miền Nam từ 1967-1975.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Phạm Hùng giữ chức vụ Phó thủ Tướng, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Bộ trưởng bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Đặc biệt năm 1987, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- vị thủ tướng thứ 2 của nước Việt Nam.
Những thông tin chi tiết nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng, những đóng góp to lớn của đồng chí Phạm Hùng sẽ có tại đây. Mời bạn tham khảo thêm.
Phạm Hùng có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng đất nước. Sau khi ông mất, năm 2002 UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đặt tên tuyến đường lớn tại trung tâm quận Cầu giấy là đường Phạm Hùng.
Mỗi con đường tại Hà Nội đều mang ý nghĩa riêng vô cùng đặc sắc và độc đáo. Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là nơi có nền văn hóa ấn tượng, sâu sắc. Con đường mang tên Phạm Hùng giữa lòng thủ đi Hà Nội chính là cách mà nhân dân Việt ghi nhận và tưởng nhớ tới những đóng góp của người anh hùng Phạm Hùng. Con người mà cuộc đời sự nghiệp cách mạng của ông đã đi vào lịch sử, được mọi thế hệ người Việt Nam ghi nhận và dành thời gian khám phá.