Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tỏi và trứng đều là 2 thực phẩm bổ dưỡng, thế nhưng khi kết hợp chế biến cùng nhau lại không tốt, tổn hại sức khỏe. Vì sao lại như vậy? Ăn tỏi như thế nào mới đúng cách?

Ăn tỏi với trứng có sao không?

Chúng ta vẫn nghe nhiều người mách nhau ăn tỏi với trứng gà rất độc nhưng phần lớn mọi người đều không lý giải được tại sao lại vậy.

Thực tế thì nếu để phân tích riêng rẽ từng loại thực phẩm thì cả tỏi và trứng đều rất bổ dưỡng:

  • Tỏi: Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,… Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cảm cúm, phòng ngừa bệnh tim, giảm huyết áp, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư…
  • Trứng: Trong trứng chứa rất nhiều vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg), các chất khoáng như canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg)… có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, tăng chiều cao, cơ bắp, cải thiện hệ miễn dịch…

Như đã phân tích ở trên thì tỏi và trứng đều có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, thế nhưng việc ăn tỏi với trứng hoàn toàn không nên. Theo Bác sĩ An Thị Kim Cúc – Phó Chủ nhiệm Khoa sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết trứng khi ăn nhiều sẽ đầy bụng, khó tiêu. Tỏi lại mang tính nóng, có thể gây rối loạn tiêu hóa khi sử dụng lâu dài. Nguy hiểm là tỏi khi phi lên chiên xào hoặc trộn trong món ăn với trứng như trứng tráng … sẽ dễ gây cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh cho cơ thể. Do vậy bạn nên hạn chế kết hợp ăn tỏi với trứng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nên hạn chế ăn tỏi với trứng
Nên hạn chế ăn tỏi với trứng

Ngoài trứng thì tỏi còn kỵ kết hợp với thực phẩm nào khác?

Cá diếc: Ăn cá diếc có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau, khi ăn có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Cá trắm: Khi ướp cá trắm với gia vị, bạn chỉ nên ướp với muối, mắm, ớt… mà không nên ướp với tỏi. Lý do bởi cá trắm là thực phẩm có tình bình, trong khi tỏi tính nóng, kết hợp với nhau gây khó tiêu, chướng bụng.

Thịt gà, thịt chó: Trong đông y, cả thịt gà, thịt chó và tỏi đều có tính ấm, nóng nên khi chế biến cùng nhau khiến món ăn trở nên nóng hơn, dễ táo bón hoặc kiết lị.

Mật ong: Kết hợp tỏi với mật ong khi chế biến món ăn dễ gây tiêu chảy.

Ngoài tỏi thì trứng kỵ kết hợp với thực phẩm nào?

Quả hồng: Trứng gà ăn cùng quả hồng có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.

Sữa đậu nành: Protein trong trứng sẽ kết hợp cùng trypsin trong sữa đậu, gây cản trở quá trình phân giải và hấp thụ chất đạm của cơ thể, đồng thời cũng làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong sữa và trứng.

Đường: Khi chế biến các món ăn với trứng, không nên cho đường thêm vào. Việc kết hợp trứng và đường sẽ tạo thành các hợp chất protein fructose axit amin và lysine làm cơ thể khó có thể hấp thụ.

Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách tốt cho sức khỏe

Người có mắc bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan. Thay vào đó, người bệnh có thể xem xét sử dụng nấm lim xanh Quảng Nam – dược liệu vàng có tác dụng chữa ung thư hiệu quả. Trong nấm lim chứa các dược chất quý: selen, Germanium, Beta-Glucan, Ganopoly … có tác dụng giải độc, thanh lọc gan, chống viêm, virus, tăng cường chức năng gan.  Không chỉ vậy, nấm còn mang nhiều tác dụng khác: hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp…

Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ (hoặc bạn cũng có thể dùng tỏi làm nước chấm, xào rau…), tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%

Với những người đang sử dụng thuốc, chúng ta nên tránh dùng tỏi vì nó có thể gây phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến việc điều trị kéo dài hơn.

Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn tỏi với trứng có sao không<. Bạn hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn ăn tỏi đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.