Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bà bầu ăn cá chép có tác dụng an thai, giúp phòng ngừa dị tật thai nhi hiệu quả. Khi chế biến cá chép cần chú ý bỏ sạch mật, ruột, tránh ăn vào hại sức khỏe.

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong cá chép

Trong 100g cá chép có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Tổng chất béo: 7,2g
  • Chất béo bão hòa: 1.4g
  • Cholesterol: 84mg
  • Natri: 63mg
  • Kali: 427mg
  • Chất đạm: 22,9g
  • Vitamin A: 1%
  • Vitamin C: 3%
  • Canxi: 5%
  • Sắt: 9%
  • Vitamin B1: 9%
  • Vitamin B2: 4%
  • Vitamin B6: 11%
  • Vitamin B12: 25%
  • Vitamin B3: 11%
  • Ma giê: 10%
  • Phốt pho: 53%
  • Kẽm: 13%
  • Đồng: 4%
  • Vitamin B5: 9%

2. Ăn cá chép có tốt cho bà bầu không? Tác dụng của cá chép với sức khỏe bà bầu?

Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như đã nêu trên bài viết, bà bầu ăn cá chép sẽ rất tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời mà cá chép mang lại:

Giảm triệu chứng nghén ở bà bầu

Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai, nhất là lần đầu thường dễ bị nghén với các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt… Ăn cá chép giúp giảm bớt triệu chứng này, giúp tinh thần bà bầu ổn định hơn.

Chữa ho và giảm phù nề ở bà bầu

Theo Đông y, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, mát sữa có công dụng chữa ho, trị các bệnh ngoài da, giảm phù nề ở bà bầu. Còn theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn cháo cá chép sẽ giúp trẻ thông minh, chắc khỏe xương, có nước da trắng trẻo.

Giúp bà bầu ngủ ngon

Trong cá chép chứa hàm lượng magie tương đối lớn. Magie kích hoạt giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh làm dịu hệ thần kinh, làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể và có thể tạo ra giấc ngủ ngon. Đối với những bà bầu bị chứng mất ngủ hoặc thường xuyên thức dậy suốt đêm, nên ăn 2 – 3 bữa cá chép/tuần để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tốt cho thị lực

Beta-carotene, tiền vitamin A, là một loại vitamin mạnh mẽ có chức năng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Đặc biệt, Beta-carotene có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe thị lực và sức mạnh của võng mạc của bạn. Các nghiên cứu đã kết nối việc tiêu thụ cá chép và các loại cá có dầu khác để cải thiện thị lực và giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và thiếu thị lực nói chung.

Tốt cho tim mạch

Cá chép chứa hàm lượng Acid béo Omega-3 cao có khả năng bảo vệ tim bằng nhiều cách khác nhau. Ấn tượng nhất là khả năng cải thiện sự cân bằng của Omega-3 thành Omega-6 trong cơ thể.

Cá chép có thể giúp giảm sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều này cũng có nghĩa là ăn cá chép sẽ giúp giảm huyết áp, loại bỏ sự căng thẳng cho hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Tốt cho thai nhi

Phụ nữ mang thai ăn cá chép giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen, axit folic…

Lợi sữa

Không chỉ tốt cho thời gian mang bầu, sau sinh ăn cá chép cũng rất tốt cho sức khỏe. Thịt cá chép có vị ngọt, với tác dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp để các sợi cơ co ngắn lại và ép sản dịch ra ngoài. Ngoài ra, những bà mẹ bị mất sữa, ít sữa cũng nên ăn cá chép vì đây là loại thực phẩm lợi sữa, kích thích tiết sữa cho con bú.

3. Bà bầu cần chú ý gì khi ăn cá chép?

Nên ăn cá chép giai đoạn 3 tháng đầu: Mẹ nên ăn cá chép trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.

Thời điểm ăn cá chép tốt: Thời điểm vàng mẹ ăn cháo cá chép hoặc các thực phẩm dinh dưỡng liên quan đến cá chép là vào buổi sáng. Mẹ ăn cháo cá chép vào buổi sáng là cực kỳ tốt cho cơ thể. Sau một đêm dài dạ dày tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng thì một bát cháo cá chép giúp mẹ lấy lại năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi thật tốt. Tiếp theo mẹ nên ăn ăn hai bữa ăn chính (sáng hoặc chiều) để bồi bổ thêm năng lượng cho cơ thể.

Không nấu cá chép nguyên con: Không ít người nghĩ cá chép bổ khi nấu cả con và không bỏ mật, ruột. Đây là quan điểm hết sức sai lầm cần phải loại bỏ. Vì trong vảy, ruột và mang cá chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, suy gan, suy thận,… nguy hiểm tới tính mạng con người đặc biệt là mẹ bầu nuôi thai.

Hơn nữa, 90% trong mật cá chép là chất Cyprinol sulfate, còn lại là các acid mật khác. Chất này đi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thậm chí gây tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp…

Người mắc bệnh gan, thận hạn chế ăn cá chép: Thịt cá chép rất giàu chất đạm, người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy người bị bệnh gan, cần hạn chế ăn cá chép.

Đối với những người đang mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng không nên ăn nhiều cá chép. Bởi những bệnh nhân này cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.

4. Các món ăn từ cá chép tốt cho sức khỏe của bà bầu

Cháo cá chép

Món cháo cá chép
Món cháo cá chép

Để nấu cháo cá chép, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:

  • 1 con cá chép
  • ½ bát gạo tẻ
  • 1 nắm gạo nếp
  • Ít hành lá
  • 1 mớ rau thì là
  • 1 củ gừng
  • 1 củ hành khô
  • Gia vị: nước mắm, muối, đường, tiêu xay, dầu ăn…

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá: Đánh sạch vảy cá, bỏ phần ruột, chà xát muối lên bề mặt cá để khử mùi tanh và làm sạch độ nhớt trên thân cá. Sau đó, bạn rửa cá lại nhiều lần với nước.
  • Gừng: Cạo vỏ sạch, thái lát mỏng
  • Gạo: Trộn gạo nếp và tẻ, ngâm với nước cho mềm
  • Hành khô: Bóc vỏ, băm nhuyễn
  • Hành lá, thì là: Rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 2: Cho vài lát gừng vào nồi nước bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho cá chép vào luộc chín. Khi cá chín, bạn vớt ra ngoài đợi cho nguội hẳn. Bạn dùng đũa gỡ tách riêng phần thịt và xương cá.

Bước 3: Bạn cho phần đầu cá, xương cá vào cối giã nhuyễn. Lúc này, bạn cho thêm một ít nước lọc vào, đánh đều và dùng rây để lọc lấy phần nước cốt. Đây là bí quyết trong cách nấu cháo cá chép ngon giúp món cháo có được vị ngọt tự nhiên hơn. Riêng với phần thịt cá, bạn ướp gia vị theo công thức: 1 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu xay, trộn đều.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp cùng 1 thìa dầu ăn. Khi dầu già, bạn cho thêm hành khô vào phi thơm, cho thêm thịt cá vào xào chín. Lưu ý, bạn cần đảo nhẹ tay để thịt cá không bị quá nát.

Bước 5: Cuối cùng, bạn vớt gạo đang ngâm ra ngoài và cho vào trong nồi nước luộc cá ở bước trên. Tiếp đó, bạn cho phần nước cốt xương cá vào nồi cùng, nêm thêm 1 thìa cà phê muối hạt. Điều chỉnh lửa nhỏ, bạn tiến hành hầm cháo trong vòng khoảng 1 tiếng.

Bước 6: Khi thấy cháo chín nhừ, bạn cho phần thịt cá xào ở trên vào nồi cháo. Dùng đũa đảo đều, đun thêm khoảng 10 phút nữa, tắt bếp. Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát và cho thêm lên trên một ít hành lá, thì là băm nhỏ và tiêu xay để tăng thêm hương vị của món ăn là đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép.

Cá chép sốt cà chua ngọt

Món cá chép sốt cà chua ngọt
Món cá chép sốt cà chua ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con cá chép
  • 4 trái cà chua
  • Hành lá, tỏi băm, gừng băm
  • Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn…

Cách thực hiện:

Bước 1: Cá chép bỏ ruột, đánh vảy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20 phút.

Bước 2: Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.

Bước 3: Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng.

Bước 4: Rắc hành lá thái nhỏ. Rưới nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi còn nóng.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn cá chép có tốt cho bà bầu không. Nhìn chung, cá chép là thực phẩm bổ dưỡng, bà bầu nên ăn từ 2 – 3 bữa mỗi tuần. Ngoài ra cần kết hợp đan xen ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác như thịt, trứng, tôm, rau xanh, hoa quả, sữa… khác để có sức đề kháng tốt, giúp thai nhi khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.