Ăn cá hồi có béo không tùy vào cách chế biến, liều lượng sử dụng. Nếu ăn cá hồi sống, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc cá, biết cách chế biến, bảo quản để tránh ngộ độc, nhiễm khuẩn.
Nội dung trong bài này
Ăn cá hồi có béo không?
Theo nghiên cứu thì trong 100g cá hồi tươi có chứa 208 calo, tuy nhiên, tùy vào vị trí của cá hồi mà hàm lượng calo sẽ khác nhau, chẳng hạn như:
- Đầu cá hồi chứa 460 calo
- 100g lườn cá hồi 200 calo
- 100g vây cá hồi chứa 210 calo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù cá hồi rất giàu chất béo omega-3, thế nhưng chúng lại không có nhiều chất béo như thịt đỏ, nên thực phẩm này không gây tăng cân mà ngược lại, còn có thể hỗ trợ giảm cân nếu như bổ sung đúng cách. Đây chính là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên các bạn nên bổ sung thịt cá hồi vào trong chế độ ăn giảm cân của mình để thay thế cho thịt bò, thịt lợn.
Ngoài omega 3 trong cá hồi có chứa rất nhiều Protein, vitamin D, selen và khoáng chất khác. Các chất này giúp sự hấp thụ đường diễn ra hiệu quả, kiểm soát lượng insulin rất tốt. Khi cơ thể điều hòa được lượng đường trong cơ thể thì cũng sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các tế bào mỡ trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất và đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tích trữ mỡ thừa mà đặc biệt nhất là ở vùng bắp tay, bắp chân và vùng bụng,…
Mặt khác, các chất này còn giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và có thể làm đầy dạ dày. Hỗ trợ cho quá trình giảm cân được diễn ra thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, vì chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cùng hàm lượng protein dồi dào và cả chất xơ nên khi ăn cá hồi sẽ giúp bạn nhanh no, no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế được việc nạp các thực phẩm khác vào cơ thể.
Đặc biệt, trong cá hồi cũng chứa một lượng tryptophan – chất hỗ trợ phát triển cơ bắp, tiêu hao mỡ thừa, giảm cân, giảm mỡ mà không khiến vùng da giảm mỡ bị nhăn nheo hoặc chảy xệ.
Tuy nhiên không bởi vậy mà bạn chủ quan, bởi cá hồi nếu chê biến bằng các phương pháp chiên rán ngập dầu thì khi ăn vào lượng mỡ vào cơ thể cũng rất lớn, ăn nhiều quá sẽ gây béo.
Theo các kinh nghiệm giảm béo đã được chia sẻ thì khi chế biến món ăn với cá hồi bạn nên ưu tiên phương pháp hấp, luộc hay áp chảo và trộn salad, tự làm sốt trộn…
Ăn cá hồi sống có tốt không?
Tùy vào cách chế biến, lựa chọn cá mà ăn cá hồi sống thể tốt nhưng cũng có thể nguy hiểm với sức khỏe:
Ăn cá hồi sống tốt khi nào, có tác dụng gì?
Ăn cá hồi sống để làm sashimi, salad… nếu chọn được cá khỏe mạnh, có nguồn gốc biết cách chế biến đúng cách sẽ mang lại nhiều giá trị có lợi cho sức khỏe. Cụ thể khi ăn cá hồi sống chúng ta cần phải nhớ:
- Hãy đảm bảo rằng nó được bảo quản đông trước đó ở nhiệt độ -35 độ C. Với nhiệt độ này thì sẽ giết chết bất cứ ký sinh trùng nào có trong cá hồi.
- Lúc ăn cá hồi sống, nên ăn với chanh hoặc mù tạt để làm giảm bớt vị tanh của cá.
- Khi mua cá hồi sống hoặc đặt món ăn có cá hồi sống, bạn cũng nên xem xét cẩn thận. Cá hồi đông lạnh và rã đông đúng cách trong thịt cá sẽ chắc chắn, mượt và không bị bầm tím, đổi màu hoặc không có mùi.
- Trong trường hợp, chuẩn bị món cá hồi sống tại nhà, hãy đảm bảo tất cả bề mặt, dao và dụng cụ chế biến phải được giữ sạch sẽ đồng thời phải đảm bảo cho cá hồi được làm lạnh cho đến khi sử dụng để ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn.
Một số tác dụng đối với sức khỏe khi ăn cá hồi sống đúng cách:
- Tốt cho tim mạch: Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard – Mỹ, cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu vì lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đồng thời, ăn cá hồi giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch.
- Tốt cho não bộ: DHA có trong axit béo không no của cá hồi đối với con người có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và sự thông minh.
- Phòng chống ung thư: Trong cá hồi chứa selen nhiều, có vai trò giúp bảo vệ sức khỏe của xương, giảm các kháng thể tuyến giáp ở những người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn và các bệnh ung thư. 100 gam cá hồi cung cấp 59–67% RDI selen.
- Tốt cho mắt: Axit béo Omega-3 trong cá hồi hỗ trợ cải thiện sức khỏe đôi mắt và ngăn chặn bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra vitamin D trong cá hồi cũng có lợi cho đôi mắt.
- Làm đẹp da: Các chất chống oxy hóa carotenoid của astaxanthin được tìm thấy trong cá hồi có thể làm giảm đáng kể những hư tổn gây lão hóa. Chuyên gia y tế cũng khuyến khích việc tiêu thụ cá hồi tự nhiên 3 lần một tuần sẽ khiến làn da rạng rỡ hơn.
Cá hồi tuy có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng cũng không nên ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chỉ nên ăn 2 lần/tuần là tốt nhất.
Ăn cá hồi sống không tốt khi nào?
Nếu cá hồi không đảm bảo, được nuôi hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, bạn có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella, Vibrio vulnificus và Vibrio parahaemolyticus, POPs … chúng sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy khá nguy hiểm. Chất hữu cơ dai dẳng (POPs) là các hoá chất độc hại bao gồm thuốc trừ sâu, hóa chất sản xuất công nghiệp và chất chống cháy. Các chất này được tích tụ trong chuỗi thức ăn của cá và chúng được lưu trữ trong mô mỡ của động vật và cá hồi.
Bởi vậy nếu không đảm bảo được nguồn cá hồi tự nhiên sạch, tốt nhất bạn không nên ăn sống để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
Có cần kiêng gì khi ăn cá hồi không?
Không nên ăn cá hồi cùng với sữa tươi và sữa chua. Vì cá hồi có tính nóng trong khi đó sữa thuộc nhóm thực phẩm mát, kết hợp dễ bị dị ứng, làm rối loạn tiêu hóa, sản sinh độc tố và có thể dẫn đến bệnh tật.
Cá hồi cũng là một loại hải sản vì vậy với người dị ứng hải sản thì tốt nhất không nên ăn, có thể sẽ gây mẩn ngứa, mề đay.
Với bà bầu và trẻ sơ sinh, giai đoạn này cơ thể tương đối nhạy cảm, do vậy không nên ăn cá hồi sống để tránh rối loạn tiêu hóa. Nếu ăn thì nên nấu chín là tốt nhất.
Hãy bỏ cá hồi vào ngăn đá tủ lạnh nếu bạn chưa có nhu cầu sử dụng ngay. Cá hồi có thể bảo quản trong khoảng 3 tháng với điều kiện quá trình đông lạnh không bị ngắt quãng. Không sử dụng cá bị đổi màu, chảy nước, thịt cá mềm nhũn vì đó chính là dấu hiệu cho thấy cá đã bị hỏng. Nếu bạn cố tình ăn thì nguy cơ ngộ độc rất cao nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Ăn lươn có tốt không
- Ăn cá chép có tốt cho bà bầu không