Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ăn lươn mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bổ máu, bổ gan, tăng cường trí não. Bạn chú ý không nên mua lươn đã chết hoặc ươn để chế biến bởi sẽ dễ gây ngộ độc nguy hiểm.

Thành phần dinh dưỡng trong lươn

Theo Bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia cứ trong 100 gam thịt lươn có: 18.7g chất đạm, 0.9g chất béo, 150mg Phospho, 39mg Canxi, 1.6mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP…

Ăn lươn có tốt không?

Theo Đông Y thịt lươn có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Lươn được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hỗ trợ chữa nhiều bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, sinh đẻ; bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp; bổ thần kinh, trợ giúp trí não…

Trong y học hiện đại, thông qua phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong tôm, các chuyên giá đã chứng minh ăn lươn có nhiều lợi ích tốt như:

  • Ngừa thiếu máu: Lươn cũng rất giàu chất sắt chứa 20 mg / 100 g. Do đó, bằng cách ăn 125 gram thịt mỗi ngày đã có thể đáp ứng nhu cầu sắt ở mức 25 mg mỗi ngày. Chất sắt này cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa thiếu máu.
  • Phòng chữa viêm gan, bổ âm mát gan
  • Chữa chứng suy nhược cơ thể, bồi dưỡng khí huyết, tốt cho người gầy, thể trạng yếu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, khí huyết không điều hòa.
  • Tốt cho xương khớp, chữa đau nhức xương sống, phong thấp ở người già
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
  • Bổ thần kinh, tăng cường trí não cho những người phải làm việc trí óc
  • Hỗ trợ điều trị sức khỏe tình dục, sinh sản cho cả nam và nữ
  • Chữa bệnh mồ hôi tay, chân

Lưu ý: Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn. Người gout hạn chế ăn do đạm trong lươn có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Cách chế biến lươn đúng cách

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Do sống trong môi trường sình lầy, bẩn trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Tốt nhất, nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.

Người tiêu dùng cũng lưu ý khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Khi mua lươn về, bạn nên ngâm với nước gạo trong 1-3 tiếng để sạch bùn bẩn. Sau đó, cho muối vào để lươn thả hết chất nhớt. Ở vùng quê, một số người có thể cho tro và trấu vào để tuốt lươn sạch hơn. Nếu không có tro, trấu thì bạn có thể dùng giấm nhé. Khi rạch bụng để loại bỏ nội tạng thì bạn nên dùng nước muối để rửa sạch lươn một lần nữa.

Lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn
Lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn

Ăn lươn có bị dị ứng không?

Thực tế thì tùy thuộc cơ địa từng người mà việc ăn lươn có gây ra dị ứng hay không. Những người có tiền sử dị ứng thủy sản không nên ăn lươn. Trong trường hợp bạn không biết mình có dị ứng với lươn hay không thì nên ăn một ít lươn và quan sát, để ý cơ thể có các triệu chứng bất thường thì không nên ăn lươn.

Dị ứng lươn nói riêng và thực phẩm nói chung sẽ biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi ăn. Đầu tiên là các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Tiếp đó là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mề đay. Các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tốt nhất khi thấy có những triệu chứng bất thường, khó chịu sau khi ăn lươn thì bạn nên đến bệnh viện luôn để được hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh để muộn gây ra những biến chứng xấu.

Trẻ sơ sinh ăn lươn được không?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trong giai đoạn này nên cho bé ăn sữa mẹ và sữa bột là tốt nhất, không nên ăn lươn. Đợi trẻ khoảng 6 tháng đến 1 tuổi thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng cháo lươn. Việc cho trẻ ăn cháo lươn giúp bé bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, bồi bổ cơ thể, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và hệ thần kinh của bé, tăng cường thị lực, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại nhiều bệnh tật.

Khi cho bé ăn thịt lươn, cha mẹ nên giã nhuyễn thịt lươn hoặc thái hạt từng miếng nhỏ để bé không bị hóc. Cách tốt nhất là cho bé ăn một lượng nhỏ và chờ xem phản ứng của bé sau khi ăn. Nếu bé bị ngứa, sưng mắt, khó thở, nổi đốm… thì điều đó có nghĩa là bé bị dị ứng với lươn. Hãy dừng ngay việc cho bé ăn lươn trước khi bạn nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

Hướng dẫn công thức nấu món cháo lươn cho trẻ:

Cháo lươn bí đỏ:

Nguyên liệu: 100g lươn, 100g gạo, 100g bí đỏ, rau thơm, hành lá, gia vị.

Cách làm:

  • Lươn rửa sạch, cắt thành từng đoạn cho vào nồi luộc hoặc hấp chín. Sau đó gỡ lấy thịt lươn.
  • Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ.
  • Gạo vo sạch cho vào nồi cùng 1 lít nước nấu cháo.
  • Khi cháo chín mềm, thêm bí đỏ vào nấu nhừ.
  • Sau đó cho thịt lươn vào đảo đều, tắt bếp, múc lên bát, cho bé thưởng thức lúc ấm.

Cháo lươn cà rốt:

Nguyên liệu gồm: 100g thịt lươn, 50g gạo tẻ., 20g cà rốt băm nhuyễn, gia vị như muối, nước mắm, dầu ăn…

Cách làm:

  • Mẹ đem gạo nhặt sạch, mang đi vo sơ qua rồi nấu chín mềm lên cùng với cà rốt đã được băm nhuyễn và để khoảng một bát nước cháo đặc.
  • Lươn luộc hoặc có thể hấp chín lên rồi gỡ lấy thịt và xé nhỏ.
  • Đem cháo cà rốt hòa với 100ml nước (khoảng 1/2 bát) rồi đem bắc lên bếp và đun sôi trở lại.
  • Cho nước mắm hoặc muối vào rồi khuấy đều lên và đun thêm khoảng từ 7 – 10 phút thì bạn tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo thật đều.
  • Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) thì cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn lươn có tốt không. Thông qua những phân tích trên, có thể thấy ăn lươn chỉ tốt khi bạn biết cách chọn lươn, sơ chế và chế biến đúng cách. Mỗi tuần bạn nên ăn 2 bữa để tăng cường sức khỏe cho bản thân nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.