Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ăn tôm với trứng gà có sao không, ăn tôm có bị co bóp tử cung không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Ăn tôm với trứng gà sao không?

Tôm và trứng gà đều là 2 thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, cụ thể:

  • Tôm: Trong tôm chứa 111 mg Natri, 259 mg Kali, 24g Protein, 70mg Canxi, 0.5 mg sắt, 540 mg Omega -3… Thường xuyên ăn tôm mang nhiều tác dụng tốt: chống ung thư, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho thị lực…
  • Trứng: Trong 100 gam có protein 13,6 gam; lipid 29,8 gam; 134 mg canxi; sắt 7.0 mg; kẽm 3.7 mg; folate 146 μmg; vitamin A 960 μg… Nhờ chứa các chất này mà ăn trứng mang nhiều công dụng: giúp hạ huyết áp, tăng cường cơ bắp, tăng cường trí tuệ, giảm nguy cơ đột quỵ…

Hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn tôm và trứng gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy bạn hoàn có thể ăn tôm với trứng gà, trứng vịt. Việc kết hợp này mang lại nhiều giá trị sức khỏe.

Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn tôm và trứng gây hại cho sức khỏe
Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn tôm và trứng gây hại cho sức khỏe

Xem thêm:

Ăn hải sản uống nước cam có sao không

Ăn lươn có tốt không, ăn có bị dị ứng không

Không nên ăn tôm với gì?

Khi nấu, chế biến, ăn tôm, bạn tránh kết hợp tôm với các thực phẩm sau:

  • Thịt gà: Trong Đông Y thịt gà nấu với tôm gây ra hiện tượng động phong, khiến cơ thể ngứa ngáy khắp người.
  • Đậu nành: Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu
  • Cà chua: Tôm ăn chung với cà chua sẽ sinh ra hợp chất asen (thạch tín), vì vậy cần tránh kết hợp tôm với cà chua.
  • Trà xanh: Trong tôm có nhiều canxi khi uống trà trước và sau khi ăn tôm, sẽ gây ra phản ứng với axit tannic trong trà sẽ tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
  • Bia: Trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận.
  • Sữa: Khi ăn hải sản nói chung và tôm nói riêng xong không nên uống sữa bởi vì hải sản có mùi tanh, mà sữa lại vị ngọt, nên ăn xong mà uống sữa sẽ rất khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng.

Ăn tôm có bị co bóp tử cung không?

Nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ mới chuyển phôi (thụ tinh trong ống nghiệm) thành công dễ bị co bóp tử cung, khiến phôi thai không thể bám và phát triển. Tuy nhiên thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu nào kết luận vấn đề này.

Theo các chuyên gia, tôm giàu giá trị dinh dưỡng, không những không nguy hiểm mà còn đóng góp một phần dinh dưỡng tích cực để nuôi dưỡng phôi thai, giúp hình thành tim thai, thai nhi phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Vitamin B12 có vai trò thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, cung cấp lượng dinh dưỡng ổn định để phôi thai bám chắc và phát triển. Đặc biệt còn giúp mẹ giảm được những cơn mệt mỏi, chóng mặt thường thấy sau chuyển phôi.

Sắt có trong tôm đặc biệt tốt, giúp mẹ bổ sung lượng máu bị thiếu hụt bởi sau chuyển phôi ít nhất 14 ngày.  Đặc biệt omega – 3 có trong tôm sẽ hỗ trợ tối đa để mẹ có thể giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, buồn chán, khó chịu.

Nhưng chị em cần nhớ rằng chỉ nên ăn tôm với liều lượng vừa phải: 2 – 3 bữa/ tuần, ăn tôm phải được chế biến chín thật kỹ để tránh nhiễm trùng ký sinh, giun sán, tránh ăn tôm sống, tái…. Chị em nào dị ứng với tôm thì tuyệt đối không nên ăn. Khi ăn tôm chị em nên bỏ vỏ tôm cứng bởi thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi, mà là chất kitin (một dạng polymer), ăn vào dễ khó tiêu.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.