Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người ta thường nói: “Sắc Trà hương Mộc”, có nghĩa là vẻ đẹp của cây hoa trà cùng hương thơm của cây hoa mộc đã trở thành một biểu tượng để so sánh về cái đẹp và hương thơm. Tuy có hương thơm cực kỳ quyến rũ nhưng cây hoa mộc lại rất ít được trồng trong nhà bởi nhiều nguyên nhân. 

Có nên trồng cây hoa mộc ở trong nhà không?

Cây hoa mộc hay còn gọi là cây hoa mộc hương, mộc tê hay hoa quế. Loại cây này còn có tên khoa học là Osmanthus Fragrant. Nó xuất phát điểm từ Châu á, ở khu vực phía đông dãy Himalaya đến Hoa Nam, Đài Loan và Nhật Bản. Cây thường sinh sống theo bụi và leo bám lên các bề mặt xung quanh.

Cây mộc hương có thân nhỏ, khi trưởng thành có thể cao từ 3-12m. Lá cây có hình bầu dục dài từ 7-14cm, chiều ngang có rộng từ 3-5cm, màu xanh thẫm, đường gân lớp, ở mép lá có răng cưa. Hoa của cây có nhiều màu sắc bắt mắt như màu trắng, màu vàng và màu cam. Bông hoa rất nhỏ, mọc thành từng chùm ở các kẽ lá. Hoa có 4 cánh và tỏa ra mùi rất thơm và quyến rũ. Cây có đặc điểm nở hoa quanh năm và nhiều nhất vào mùa thu.

Hoa mộc có mùi thơm nồng nàn, quyến rũ
Hoa mộc có mùi thơm nồng nàn, quyến rũ

Quả mọc sau khi cánh hoa tàn, tầm 6 tháng sau khi nở. Nhưng lại rất hiếm có quả. Quả cây hoa mộc hương có màu đen hoặc xanh lục, chỉ có duy nhất một hạt bên trong. Quả thường chín vào mùa xuân.

Cây mộc chủ yếu thường là cây lớn, rất ít nơi bán cây mộc cảnh nhỏ nên đối với loại cây này, bạn không nên trồng cây bên trong nhà vì cây rất cao, cành lớn, trồng trong nhà sẽ không có đủ diện tích và cây sẽ khó phát triển được. Cây là loại cây ưa sáng nên trồng trong nhà cũng sẽ không thích hợp. Theo phong thủy, cây có tác dụng xua đuổi tà khí nên thường được trồng nhiều ở các đền chùa.

Vì vậy, xét theo cả yếu tố tự nhiên và yếu tố phong thủy thì bạn không nên trồng cây hoa mộc bên trong nhà của mình nhé!

Ngoài ra, nếu bạn chưa biết, theo Đông Y thì hoa mộc có tính nóng, vị cay có tác dụng chữa đau răng, ho nhiều đờm, đau bụng kinh và trị cảm lạnh. Tinh dầu của hoa mộc còn là nguyên liệu sản xuất nước hoa cực kỳ quý hiếm. Nếu vẫn muốn trồng cây hoa mộc thì bạn có thể tham khảo vị trí trồng cây thích hợp nhất sau đây.

Có nên trồng cây mộc trước và sau nhà không?

Cây hoa mộc có dáng cao, rắn chắc nên cực kỳ thích hợp trồng trong sân vườn nhà bạn. Các cây cao cũng được nhiều doanh nghiệp chọn làm cây trồng ở đại sảnh ở cơ quan. Với dáng đẹp và mùi thơm của hoa mộc quyến rũ, bạn có thể trồng cây ở cả sân trước và sân sau của gia đình.

Cây hoa mộc rất thích hợp trồng trước nhà hoặc trong sân vườn
Cây hoa mộc rất thích hợp trồng trước nhà hoặc trong sân vườn

Tuy nhiên, vị trí sân trước nhà nên ưu tiên lựa chọn trồng các cây cảnh phong thủy mang ý nghĩa may mắn, tài lộc như cây kim tiền, cây hoa trạng nguyên, cây lưỡi hổ… là tốt nhất bởi chúng sẽ có tác dụng đem đến nhiều vượng khí cho căn nhà.

Ngược lại, vị trí sau nhà sẽ phù hợp trồng cây hoa mộc hơn bởi sau nhà sẽ đón nhiều gió lạnh là gió bắc và đông bắc. Cây hoa mộc sẽ che chắn cho căn nhà cực kỳ tốt bởi dáng cao, thân thẳng mang đến sự chắc chắn, yên tâm. Hướng gió còn thổi hương thơm nồng nàn của hoa ra sân trước, giúp cho toàn bộ không gian bao quanh nhà bạn ngập tràn hương hoa.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Những lưu ý khi trồng cây hoa mộc trong vườn nhà

Khi trồng và chăm sóc cây hoa mộc, bạn cần lưu ý những điều sau để cây phát triển tốt:

  • Nên tưới nước cho cây hàng ngày bởi cây hút ẩm rất tốt.
  • Chú ý cắt tỉa các cành giúp cây nảy cành mới, chú ý lau sạch mặt lá tránh để sâu bệnh xâm nhập gây hại cây.
  • Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
  • Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.

Ngoài cây mộc, bạn cũng có thể lựa chọn các loại cây cảnh khác để trang trí thêm cho không gian nhà ở của mình như cây sống đời, cây trúc bách hợp, cây hoa mộc lan… Mỗi loài cây đều mang những ý nghĩa riêng, tùy thuộc vào sở thích cũng như mong muốn của bạn nên bạn cũng có thể tham khảo những cây cảnh gợi ý này nhé!

Góc chia sẻ: Nếu bạn còn đang phân vân về tác dụng thực sự của nấm lim xanh thì những bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.