Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tại các công viên, nhà hàng, resort chúng ta dễ dàng bắt gặp các hàng cây trúc quân tử xanh mướt đẹp mắt. Vậy liệu trồng cây trúc quân tử trong nhà có được không, đây là vấn đề nhiều người thắc mắc.

Đôi nét giới thiệu về cây trúc quân tử

Cây trúc quân tử thuộc họ tre trúc, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nepal. Thân cây cao từ 1.5m-3m, thậm chí có thể cao tới 4.5m-5m. Chiều cao của cây trúc quân tử phụ thuộc vào môi trường sống. Nếu bạn trồng nó ở trong nhà (phục vụ mục đích làm cảnh), thì chiều cao lý tưởng chỉ dừng lại ở 2m. Nếu bạn trồng cây trúc quân tử ở sân vườn (trên những vị trí thích hợp), chiều cao của nó có thể đạt tới 3m-4m.

Cây mọc theo bụi thưa, thân cây có dạng ống tròn (tương đối nhỏ), có màu vàng tươi. Từ thân cây mọc ra các cành, nhánh mềm và cong. Thân cây thanh mảnh, mọc thẳng, ít bị sâu bệnh. Cây trúc quân tử có sức sống dẻo dai, phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt.

Trúc quân tử rất dễ trồng, có thể trồng trong chậu theo các bụi thưa
Trúc quân tử rất dễ trồng, có thể trồng trong chậu theo các bụi thưa

Có nên trồng cây trúc quân tử trong nhà hay không?

Để biết được có nên trồng cây trúc quân tử trong nhà không chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa mà loài cây cảnh này mang lại đối với cuộc sống:

Ý nghĩa về phong thủy:

Từ xưa, cây trúc quân tử luôn được xem là biểu tượng của cái đẹp. Nó nằm trong bộ tứ Tùng, cúc, trúc, mai. Cây trúc quân tử đại diện cho chính nghĩa, đúng như cái tên của nó “quân tử”.

Ý nghĩa của cây trúc quân tử không giống như “dáng vẻ yểu điệu” của nó. Nhiều người suy nghĩ rằng, giống cây này tượng trưng cho người phụ nữ thì hợp lý hơn: yểu điệu, thướt tha, mềm mại. Thực chất không phải vậy, cây trúc quân tử theo quan niệm phương Đông mang ý nghĩa đất trời trường xuân, sự uyên thâm, suy nghĩ linh hoạt (mềm mỏng), và ý chí vững vàng trước mọi giông bão. Khi đặt cây trúc quân tử trong nhà sẽ giúp tình cảm các thành viên gia đình thêm bền chặt, cùng nhau chia sẻ hạnh phúc cũng như vượt qua những giai đoạn khó khăn.

Người ta còn tặng trúc quân tử cho những sĩ tử với hàm ý lời chúc phúc may mắn, chống lại kẻ tiểu nhân, gian lận và sự ganh tị trong thi cử hoặc tặng mừng tân gia với mong muốn mang đến điềm lành và may mắn cho gia chủ.

Ý nghĩa về cảnh quan

Cây trúc quân tử mọc thành hàng lối, rặng rất đẹp, thân cây bóng mướt, tán lá bên trên xanh mướt, đem lại sắc xanh tươi mát cho không gian phòng khách. Đặc biệt vào những ngày hè oi bức, trồng cây trúc quân tử trong nhà sẽ mang đến cảm giác yên bình, dễ chịu cho tất cả thành viên trong gia đình, tô điểm tổ ấm thân yêu của mình.

Ý nghĩa về sức khỏe

Cũng như nhiều loài cây xanh khác, cây Trúc quân tử có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và khí độc, từ đó giúp cho không gian sống của bạn trở nên trong lành mát mẻ hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần. Khi cây già, bạn còn có thể tận dụng thân cây để làm các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ như bàn ghế, chiếu, thảm…

Từ những phân tích về ý nghĩa của cây trúc quân tử nêu trên, có thể thấy việc trồng trúc quân tử trong nhà sẽ rất tốt, nếu phòng khách gia đình bạn rộng rãi thì có thể bố trí 1 – 2 chậu hoặc xây bồn dạng tiểu cảnh, làm mới không gian sống.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:

Cách trồng cây trúc quân tử trong nhà

Cách đơn giản nhất là bạn mua một vài chậu trúc quân tử được bán tại các cửa hàng về sẵn bày trong nhà, nhanh chóng, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên trường hợp bạn muốn tự tay trồng cây trúc quân tử trong nhà, phòng khách thì có thể tham khảo các bước cơ bản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đất: Chọn loại đất tơi xốp, nên trộn thêm phân chuồng hoai mục, xơ dừa, vôi bột để tăng dưỡng chất cho đất.
  • Cây con: Mua ở các cửa hàng bán cây cảnh
  • Dụng cụ: cuốc, xẻng…
  • Chậu: chọn chậu sứ, xi măng… dưới đáy chậu có lỗ thoát nước.

Tiến hành trồng:

  • Nếu trồng trực tiếp xuống đất: Đào hố với kích thước vừa phải sau đó cho cây vào giữa hố, lấp đất bằng, tưới nước cho cây.
  • Nếu trồng trong chậu: Bạn cho 1/3 đất vào chậu, tiếp đến cho cây trúc vào giữa chậu, lấp đất, nén đất thật chặt rồi tưới cây.

Chăm sóc cây trồng:

Hàng ngày đều đặn tưới 1 – 2 lần nước để rễ cây có thể phát triển nhanh. Định kỳ khoảng 6 tháng bón phân cho cây.

Lưu ý khi trồng cây trúc quân tử trong nhà

Cây trúc quân tử là loài cây ưa nắng vừa phải, do vậy nếu được trồng trong vườn, trước hiên nhà sẽ giúp cây phát triển tươi tốt và đẹp hơn so với trong nhà. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn trồng trong nhà thì có thể giải quyết theo 2 cách: một là đặt cây ở vị trí gần cửa sổ hoặc giếng trời, 2 là sử dụng đèn điện nhân tạo để chiếu sáng.

Trúc quân tử là cây mọc theo bụi, cành nhánh xum xuê nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa cây để tránh bụi cây quá rậm rạm. Vừa làm mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho côn trùng, sâu bệnh phát triển.

Trên đây bài viết đã giải đáp thắc mắc có nên trồng cây trúc quân tử trong nhà không. Trồng cây phong thủy là một quá trình lâu dài, cần mất vài năm để tạo được dáng cây như mình mong muốn, do đó bạn cần kiên nhẫn, thành quả thu về sẽ xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.