Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây thằn lằn (cây vảy ốc) thường được trồng để trang trí tường rào. Việc trồng cây thằn lằn có tốt về mặt phong thủy, sức khỏe không là điều nhiều người quan tâm.

Cây thằn lằn – cây vảy ốc là cây gì?

Cây thằn lằn hay còn gọi là vảy ốc, trâu cổ, tên khoa học Ficus pumila L, thuộc họ Moraceae (họ dâu tằm), có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như: Nhật Bản, Trung Quốc hay Indonesia. Cây thằn lằn thích hợp với khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Thằn lằn vảy ốc là loại cây dây leo, mọc bò, rễ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ 3 – 5cm, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên có tên là cây vảy ốc. Lá ở các cành nhánh không rễ bám, mọc tự do thì lớn hơn, có cuống dài, mặt lá ráp, lá cây khi mới mọc thường có màu đỏ tía và dần chuyển xanh đậm hơn khi về già, trên lá lộ rõ đường gân trắng.

Cây thằn lằn, cây vảy ốc thuộc dòng cây dây leo
Cây thằn lằn, cây vảy ốc thuộc dòng cây dây leo

Có nên trồng cây thằn lằn trong nhà không?

Câu trả lời là Có. Việc trồng cây thằn lằn bò mang rất nhiều tác dụng tốt:

Tác dụng về mặt sức khỏe

Quả thằn lằn vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, thông sữa; dùng làm thuốc bổ chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc; dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc ung nhọt và kinh nguyệt không đều. Lá vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, ngã, tổn thương, mụn nhọt, ngứa lở…

Tác dụng điều hòa khí hậu

Cây leo giàn này có tác dụng làm xanh mát không gian sống. Nhất là với những căn hộ hướng Tây, sự bao phủ của loại cây này sẽ làm lượng bức xạ nhiệt mặt trời chiếu thẳng vào tường nhà giảm, khiến không gian bên trong nhà đỡ oi bức hơn.

Tác dụng về mặt phong thủy

Cây thằn lằn (cây vẩy ốc) với phần rễ cọc phát triển, bám chắc và lan rộng giúp đem đến ý nghĩa về sức mạnh trường tồn, sự gắn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, còn là sự sinh sôi nảy nở, phát triển không ngừng.

Trồng cây trong nhà sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống. Nhất là với những người còn trẻ, đang trên con đường xây dựng và phát triển sự nghiệp thì cây sẽ tiếp thêm cho bạn sự kiên trì và nhiệt huyết để vượt qua giông ba bão táp.

Tác dụng trang trí, làm đẹp

Dây thằn lằn bò có khả năng bám và sinh trưởng tốt trên rất nhiều bề mặt khác nhau như sàn nhà, đá, gỗ, tường nhà… Nó tạo nên một thảm xanh vô cùng độc đáo như một khu vườn đứng, mang đến một không gian hoài niệm, cổ kính rất riêng.

Cây thằn lằn là loại cây trang trí cực kì đẹp mắt cho ngôi nhà của bạn
Cây thằn lằn là loại cây trang trí cực kì đẹp mắt cho ngôi nhà của bạn

Cây dễ trồng, dễ sống

Trồng cây thằn lằn bám tường đang được nhiều gia đình lựa chọn bởi dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, không tốn nhiều công sức và thời gian của gia chủ.

Chú ý: Một vài người thường thắc mắc liệu trồng cây thằn lằn có làm hư tường không. Trên thực tế, cây thằn lằn với phần rễ cọc phát triển chỉ lan rộng và bám nông ở phía trên bề mặt ngoài của tường, vì vậy không có khả năng làm nứt tường hay phá vỡ kết cấu của tường. Chính vì thế mà bạn có thể yên tâm trồng cây bám tường này ở nhà mình.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:

Vị trí phù hợp để trồng cây thằn lằn?

Một số vị trí sau rất thích hợp trồng cây thằn lằn:

  • Ban công, sân thượng
  • Tường rào
  • 2 bên hông nhà
  • Bên trái hoặc phải hiên nhà
  • Vườn

Cây thằn lằn bám tường nên trồng ở nơi có ánh sáng tốt, nhiều nắng để giúp cây nhanh phát triển, cây và lá cũng sẽ xanh hơn những nơi ít nắng, râm mát.

Cách trồng cây thằn lằn bạn nên biết

Cây thằn lằn thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Khi chọn mua cành, bạn cần chọn những cành bánh tẻ, khỏe mạnh và có chồi xanh tốt.

Thời vụ gieo trồng: Cây thằn lằn sinh trưởng và phát triển tốt nhất vào mùa xuân, vì thế bạn nên gieo trồng vào khoảng tháng 2 – tháng 4. Lúc này nhiệt độ không quá thấp cũng không quá cao giúp cây dễ dàng sinh trưởng hơn.

Đất trồng: Nên lựa chọn loại đất trồng tơi xốp, có chứa chất dinh dưỡng và khả năng thấm hút nước cao để đảm bảo cây không bị ngập úng.

Cách trồng cây vảy ốc: Cho cành giâm vào chậu, lấy đất lấp kính đến ngang miệng chậu, đặt chậu ở cạnh tường để cho cây leo và bám lên tường. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đối với các cành mới trồng thường chưa có khả năng bám tường nên bạn cần uốn cây vào để cho rễ cây bám chặt vào tường. Khoảng 2 tuần đầu tưới nước đều đặn ngày 2 lần để cây phát triển và sinh trưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.