Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây Lộc Vừng có chụm hoa đỏ nở vào tháng 7 rất đẹp, cây to cho bóng mát nên thường được trồng ở công viên. Loại cây này cũng được nhiều người trồng trước cửa nhà. Tuy nhiên, liệu có nên trồng cây lộc vừng ở trước nhà không? Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời.

Có nên trồng cây lộc vừng ở trước nhà không?

Theo phong thủy, không quy định loại cây nào bạn nên trồng hoặc không nên trồng trước nhà. Tuy nhiên, vì vị trí trồng trước nhà nên nhiều người ưu tiên chọn các loại cây cho bóng mát, hình dáng đẹp, nở hoa đẹp. Trong đó, cây Lộc Vừng là lựa chọn phù hợp.

Cây Lộc Vừng lớn ở bờ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội
Cây Lộc Vừng lớn ở bờ Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội

Cây lộc vừng còn được gọi là cây mưng, thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người phương đông: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Tên khoa học của cây lộc vừng là Barringtonia acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag, thuộc họ Lecythidaceae.

Lộc Vừng là cây thân gỗ nhỏ, kích thước tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc khác nhau thì sẽ cho ra những cây lộc vừng với kích thước khác nhau về đường kính gốc.  Đường kính thân lên đến 35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh.

Đây là loại cây sống lâu năm, tuổi thọ cao. Mọc hoang ở rừng thưa, nhiều ở thượng nguồn sông Hương, sông Cả, sông Mã và ven các bờ sông, vùng trung du. Ngày nay lộc vừng có mặt phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông cây Lộc vừng đẹp từ hình dáng đời thường tới phong thủy. Đặc biệt hoa chùm dây đẹp, chuỗi dài từ 6 – 30cm chăm sóc tốt có thể dài tới 70cm rũ xuống nhìn rất thơ mộng dễ tạo dáng thế.

Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt. Nước ta mưa bão nhiều nắng hè rất gay gắt, một cây lộc vừng cổ thụ có thể chắn gió giúp làm sạch không khí mùa hè thổi gió mát vào nhà.

Xưa kia ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây Lộc Vừng với mong muốn mang lại sự may mắn và tài lộc. Tên Lộc Vừng được cho là lộc ứng với phát lộc như vừng mè tuy hạt nhỏ nhưng nhiều, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định.

Theo quan niệm dan gian gốc cây Lộc Vừng to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển. Tuổi thọ cao của Lộc Vừng mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão.

Chữ Lộc ứng với tài lộc vừng là nhỏ nhặt nhưng nhiều. Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng, tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật. Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10 – 15 ngày là đỏ rực cả cây.

Cây Lộc Vừng cảnh trồng trong chậu đặt trước nhà
Cây Lộc Vừng cảnh trồng trong chậu đặt trước nhà

Nhiều người tận dụng thời gian Lộc Vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn. Họ tin khi Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.

Nên trồng cây Lộc Vừng ở vị trí nào trước nhà?

Với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương cho căn nhà, các gia đình không nên chỉ trồng duy nhất một cây lộc vừng. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, việc trồng một cây cổ thụ không những không làm tăng vượng khí mà ngược lại nó còn hút dương khí của căn nhà.

Do vậy, bạn nên trồng Lộc Vừng kết hợp với vài cây cổ thụ hoặc cây cảnh khác nhau sẽ làm dung hòa nguồn năng lượng ẩn bên trong. Cây Lộc Vừng sống lâu sẽ tích tụ nhiều khí trong lành. Đồng thời, nên trồng cây Lộc Vừng ở nơi thoáng đãng, đủ ánh sáng để cây phát triển tốt, cho hoa đẹp, vừa giúp lưu chuyển năng lượng tốt.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Lưu ý cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng

Giống cây lộc vừng được trồng với 2 phương pháp đó là lấy hạt chín cây và chiết cành vào thời tiết nóng ẩm lúc cây thu nhựa hay giâm vào mùa hanh lanh khi lá rụng và chồi chưa lộ. Trong đó, trồng cây bằng chiết cành được sử dụng nhiều nhất.

Trồng cây bằng phương pháp chiết cành

Chiết cành Lộc Vừng vào tháng 5, tháng 6 âm lịch là hiệu quả nhất. Nên chọn những cành khỏe, lộ sáng giữa thân, có vỏ dày, sinh lý phát triển bình thường, sức đề kháng cao. Bóc vỏ và cạo sạch tơ một đoạn thân nhỏ, để ráo nhựa 7 – 10 ngày. Sau đó, bó bầu đất vào phần thân đã bóc vỏ. Bầu đất có thể là hỗn hợp trấu, rơm, bèo tây ủ ẩm..

Bọc nilon trong và dai xung quanh để dễ theo dõi đảm bảo đủ độ ẩm cho bầu đất. Lưu ý khi bọc nilon thì buộc chặt phần dưới và nới lỏng phần trên giúp giữ nước  tích tụ từ sương buổi sáng giúp kích thích rễ mọc nhanh.

Sau 2 đến 3 tháng chăm sóc thấy rễ sơ cấp lớn, lan ra ngoài bầu đất thì dỡ bỏ bọc rồi bó lại lần 2 cho chắc, kích thích rễ thứ cấp phát triển từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng tự lập nuôi cây mới rồi cắt cành (cắt dưới gốc bầu từ 3 đến 5cm ). Sau đó mang cây mới trồng xuống đất.

Chăm sóc cây Lộc Vừng

Cần cắt tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để hạn chế nơi ẩn náu của sâu bệnh và tập trung nhựa sống nuôi cành lộ sáng. Muốn cây có hình dáng đẹp, độc đáo thì nên uốn tỉa cành khi còn non.

Khoảng cuối hạ đầu thu, trong khoảng thời gian 1 đến 1,5 tháng trước khi cây trổ hoa cần kích thích cây bằng phân NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng rồi tưới 1 lần/ 1 tuần.

Như vậy, xét theo hình dáng, tác dụng hay ý nghĩa, cây Lộc Vừng đều đạt tiêu chuẩn tốt nên thích hợp trồng trước nhà. Nó vừa cho bóng mát, vừa làm thuốc chữa bệnh, lọc sạch không khí và mang lại điều may mắn cho gia đình.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.