Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bạc hà là loại cây trang trí được nhiều người yêu thích, nhất là những bạn thích mùi hương thanh mát, tự nhiên của nó. Cây bạc hà dễ trồng, dễ chăm sóc, hương thơm của nó có thể đuổi muỗi, rất phù hợp trồng trong nhà.

Có nên trồng cây bạc hà trong nhà không?

Bạc hà là loại thảo dược rất tốt, có tên khoa học là Mentha arvensis hay họ hoa môi Lamiaceae, tên tiếng Anh là Mint. Nó sở hữu nhiều công dụng khác nhau. Có thể sử dụng bạc hà trong ẩm thực, nó là gia vị tuyệt với cả trong món ăn lẫn thức uống. Ngoài ra, bạc hà chữa được một số bệnh cảm mạo và giúp làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Lá bạc hà nhỏ, viền lá có răng cưa, nhìn rõ gân lá
Lá bạc hà nhỏ, viền lá có răng cưa, nhìn rõ gân lá

Lá Bạc Hà màu xanh hoặc tím, hình trứng và có nhiều răng cưa ở mép lá. Phiến lá khá nhỏ, khi sờ vào lá có độ gồ ghề. Khi ngửi lá bạc hà sẽ thấy mùi hương cay và nồng của nó, nhưng không tạo cảm giác khó chịu. Hương bạc hà giúp cho tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn rất nhiều.

Trong bạc hà chứa một số chất dinh dưỡng như: kali, magie, canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin như vitamin C, vitamin A. Đặc biệt, hàm lượng menthol chiếm đến 80% thành phần. Menthol tạo ra mùi cay nồng sẽ làm những loài côn trùng khó chịu. Chúng sẽ chạy xa khi ngửi được mùi này. Chính vì vậy mà tinh dầu bạc hà trở thành thuốc chống côn trùng tự nhiên mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ngoài ra, bạc hà còn một số công dụng khác như sau:

  • Lợi tiêu hóa: Vị thơm nồng của bạc hà giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau bao tử cũng như ngăn ngừa chứng khó tiêu.
  • Chữa đau đầu: Chỉ cần vò nát 1 – 2 lá bạc hà và thoa lên trán và mũi, cơn buồn nôn cũng như đau đầu sẽ khỏi trong tích tắc.
  • Thông mũi, mát họng, chữa viêm họng: Hương the nồng của lá bạc hà sẽ giúp mọi người thông mũi, cổ họng và phổi. Lá bạc hà có chất kháng khuẩn cũng như kháng viêm nên chỉ với một tách nước ấm, vài lá bạc hà sẽ đánh bay chứng viêm họng.
  • Khiến tinh thần sảng khoái, phấn chấn: Nếu đang gật gù với cơn buồn ngủ mà vẫn còn nhiều việc phải giải quyết, chỉ cần một thoáng hương bạc hà sẽ khiến bạn tỉnh táo ngay.
  • Giảm cân: Thêm lá bạc hà vào chế độ ăn kiêng sẽ thúc đẩy quả trình giảm cân diễn ra nhanh hơn.
  • Chăm sóc răng miệng: Trong lá bạc hà có chất kháng khuẩn, nhai lá bạc hà giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và làm hơi thở thơm mát.
  • Phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trong bạc hà có chất hóa học ngăn chặn việc cung cấp máu đến các khối u trong cơ thể, giúp phòng ngừa ung thư.

Vì những công dụng hữu ích trên mà bạn nên trồng cây bạc hà trong nhà. Chúng vừa làm cây trang trí, vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc chữa bệnh và có thể đuổi côn trùng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Cách trồng và chăm sóc cây Bạc Hà trong nhà

Cây bạc hà có thể trồng trong đất hoặc trồng thủy sinh. Cách trồng từng loại như sau:

Cách 1: Trồng cây bạc hà trong đất.

Chuẩn bị:

  • Dụng cụ: có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây bạc hà. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
  • Đất: Bạc hà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát, đất xám… Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu không bị nhiễm phèn hoặc mặn. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
  • Giống: Trên thị trường có nhiều giống cây bạc hà như bạc hà Pháp, bạc hà chanh, bạc hà Âu… Bạn có thể chọn giống tùy thuộc vào sở thích và điều kiện. Bạc hà thường được trồng bằng thân hoặc cành được cắt thành từng đoạn dài từ 10 – 15 cm, phải có từ 3 – 4 mắt.

Trồng và chăm sóc cây:

Vùi đoạn cây xuống đất, lấp đất kín 2/3 thân, nén nhẹ. Sau khi trồng, hàng ngày tưới ẩm. Sau 5 – 7 ngày đoạn thân mọc thành cây lên khỏi mặt đất.

Khi trồng bạc hà được khoảng 15 – 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 – 30 ngày bón 1 lần cho cây.

Bạc hà gặp hạn thì khô cằn, nếu thiếu nước nghiêm trọng thì lá sẽ rụng trụi. Vậy cần phải tưới nước kịp thời. Mùa Hè đất quá khô thì nên tưới nước qua các rãnh để ngấm sâu vào thân rễ. Ngoài ra thường xuyên nhổ cỏ sạch sẽ, ngắt bỏ thu gom các lá gốc già úa.

Bạc hà trồng trong đất
Bạc hà trồng trong đất

Cách 2: Trồng bạc hà thủy sinh

Cắt vài thân cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, bỏ bớt vài lá ở gốc. Dùng nước rửa sạch sau đó đặt vào trong một bình nước. Nước phải ngập phần bị cắt lá. Cuối cùng, đặt ở môi trường sáng, chú ý không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nên thay nước hàng ngày.

Trồng cây bạc hà thủy sinh
Trồng cây bạc hà thủy sinh

Trong một tuần khi nuôi bằng nước, sẽ có hiện tượng lá khô héo, có thể tạm thời di chuyển tới nơi râm mát, thông gió, tưới cho lá ít nước. Thông thường sau 2 ngày, hiện tượng này sẽ biến mất. Cành cây sau 2-3 ngày có thể tự sinh ra những chiếc rễ trắng xinh xắn.

Sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ thì thu hoạch. Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 thường thu hoạch sau đấy 3 tháng.

Bạc hà là cây ưa sáng nên khi trồng trong nhà, bạn hãy để cây ở nơi có nhiều ánh sáng và thay đổi hướng thường xuyên. Đồng thời, nên đảm bảo đất ẩm, nếu trồng thủy sinh hãy tưới nước lên lá.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.