Mỗi một loại cây cảnh được đem trồng trong nhà đều được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố phong thủy bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vượng khí của gia chủ. Hiện nay đang có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc trồng cây dứa trong nhà. Theo bạn có nên trồng cây dứa trong nhà hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung trong bài này
Đôi nét về cây dứa
Cây dứa có rất nhiều tên gọi như khóm, thơm, khớm, gai hoặc huyền nương…Chúng có tên khoa học là comosus là một loại quả nhiệt đới và là loài cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.
Lá dứa dài có dạng hình mũi mác, viền lá có nhiều gai và răng cưa. Hoa dứa mọc từ phần trung tâm của các lá, mỗi hoa có một đài riêng. Dứa thường mọc thành cụm, các đài hoa phát triển dần dần và mọng nước rồi tạo thành quả dứa.
Quả dứa khi chín có màu vàng đặc trưng kèm theo mùi thơm nồng nàn và vị chua ngọt đậm đà. Việt Nam ta là đất nước nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp trồng loại cây này. Rất nhiều địa phương phát triển loại cây này thành cây thế mạnh kinh tế điển hình như Tam Điệp-Ninh Bình, Tiền Giang, Kiên Giang… Dứa Việt Nam nổi tiếng với các thị trường khác bởi vị thơm ngọt đặc trưng và đa dạng về chủng loại cũng như kích thước.
Có nên trồng cây dứa trong nhà?
Trong những loại cây ăn quả trồng trong nhà thì dứa không còn là chuyện gì quá xa lạ đối với nhiều gia đình đặc biệt là những hộ gia đình có diện tích đất trồng hạn chế.
Theo rất nhiều tài liệu về phong thủy thì việc trồng cây dứa trong nhà không mang lại điềm xấu mà ngược lại chúng còn giúp trang trí không gian cho ngôi nhà, làm xanh không gian tạo cảm giác thoải mái đối với các thành viên trong gia đình. Ngoài ra lá dứa có tác dụng lọc khí độc rất tốt, loại bỏ một phần bức xạ điện từ của các thiết bị điện tử trong gia đình.
Có thể bạn không ngờ tới nhưng loại quả có bề ngoài gai góc này lại có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong dứa có chứa đến 130% vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể đồng thời bảo vệ các gốc tự do.
Tăng cường sức khỏe xương khớp: Theo những nghiên cứu mới đây cho thấy dứa là loại quả giàu canxi qua đó có thể giúp tăng cường và phục hồi hệ xương khớp một cách tự nhiên nhất.
Tăng cường thị lực: Hợp chất beta-caroten có trong dứa giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, làm mắt sáng khỏe và tránh được tình trạng lão hóa theo thời gian.
Hỗ trợ tiêu hóa: Một ly nước dứa là lựa chọn không tồi cho bạn khi bạn gặp phải tình trạng táo bón. Loại quả này có tác dụng rất tốt đến đường tiêu hóa của chúng ta.
Tốt cho tim mạch: Các enzyme trong dứa giúp chống viêm, phá tan cục máu đông qua đó giảm thiểu rất nhiều nguy cơ tim mạch đặc biệt cho các bệnh nhân cao tuổi.
Làm đẹp da: Các vitamin có trong loại quả này có tác dụng làm đẹp da rất tốt ngoài ra chúng còn là loại nước uống phổ biến dành cho người giảm cân do lượng axit cao trong nước ép.
Dứa – Loại quả mang vẻ ngoài gai góc nhưng ẩn bên trong lại là một thân thể ngọc ngà, ngọt thơm và vô vàn những lợi ích tốt đẹp mà chúng đem lại. Loại quả này có thể khiến chúng ta liên tưởng đến một câu nói của các cụ ngày xưa chính là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không thể đánh giá vạn vật thông qua vẻ bề ngoài.
Cách trồng cây dứa trong nhà
Để có một chậu dứa xanh tốt trong nhà không phải là một điều dễ dàng nếu như bạn không có những kiến thức cơ bản về loài cây này mặc dù chúng được xem là một loài cây trồng khá dễ. Hiện nay có rất nhiều cách trồng dứa cảnh đặt trong nhà có thể kể đến như trồng dứa cảnh thủy canh hay đơn thuần chỉ là trồng dứa trong chậu bình thường. Cùng tìm hiểu việc trồng dứa cảnh trong nhà diễn ra như nào nhé!
Trồng dứa cảnh thủy canh
Trồng dứa thủy canh khá đơn giản bạn chỉ cần chọn một quả dứa có phần ngọn vẫn còn tươi sau đó khéo léo cắt phần ngọn ra khỏi phần quả sao cho phần thịt quả không còn dính vào ngọn.
Sau đó cắt phần gốc nhọn đến khi thấy một phần rễ màu trắng là được. Tiếp đến là đặt chúng vào một chậu nước hay cốc nước phù hợp với kích thước, lưu ý phần nước chỉ ngập một chút phần gốc tránh ngập quá sâu dẫn đến úng rễ.
Đem chúng đặt ở nơi có ánh sáng và thay nước liên tục với chu kì 2 ngày 1 lần. Kiên trì khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy rễ dứa mọc trắng ra và tiếp tục đợi thêm 1 tuần cho rễ dài hẳn thì đem cây ra chậu đất trồng để chúng có thể sinh trưởng và phát triển. Sau khi trồng dứa được khoảng 4-5 tháng là có thể thu hoạch được trái ngọt đầu tiên.
Chăm sóc cho cây dứa cảnh
Dứa là loại cây ưa ánh sáng do đó nên đặt cây dứa tại cửa sổ hoặc ban công để cây phát triển tốt. Hạn chế tưới nước trực tiếp vào gốc cây khi mới trồng bởi nó rất dễ gây úng rễ cây.
Cây dứa không quá mất công chăm sóc chỉ cần tưới nước bón phân cho cây khi cây bắt đầu hình thành trái và sau khi thu hoạch trái.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về cây dứa. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài đọc.
Xem thêm các loại cây khác: