Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả sấu là cái tên quá quen thuộc đối với người dân miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Quả có vị chua thanh, được dùng làm thức uống giải nhiệt ngày hè hoặc chế biến thành các món ăn ngon như vịt om sấu,… Bên cạnh đó sấu còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vậy quả sấu có tốt cho mắt không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguồn gốc của quả sấu

Sấu (tên tiếng Anh: Dracontomelon) là loại quả bản địa của Việt Nam, có mặt nhiều tại Hà Nội và một số tỉnh thuộc miền Bắc. Tại miền Nam, loại quả này được gọi là sấu tía. Được sử dụng rất nhiều để chế biến các món ăn thanh nhiệt ngày hè như: canh rau muống dầm sấu, canh chua sấu, vịt om sấu,…

Quả sấu chỉ có duy nhất một mùa trong năm, kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Thường xuất hiện vào đầu tháng 6 và đến tháng 8, tháng 9 bắt đầu ngả sang màu vàng và già đi. Vậy nên bạn hãy tranh thủ mua và dự trữ sấu trong ngăn tủ đông để có thể ăn được sấu quanh năm.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả sấu

Quả sấu chủ yếu bao gồm nước, chứa tới 80%; 8.2% carbohydrate; 2.7% chất xơ, còn lại là protein, phốt pho, canxi, vitamin C,… Cụ thể, trong 100g sấu chín (tính phần ăn được) có chứa các chất dinh dưỡng:

  • 94.7g nước
  • 38 Kcal
  • 1.3g Protein
  • 8.2g Carbohydrate
  • 2.7g Chất xơ
  • 44mg Phốt Pho
  • 135mg Canxi
  • 3mg Vitamin C

Quả sấu có tốt cho mắt không?

Một số lợi ích mà quả sấu mang lại cho sức khỏe

Ngoài là nguyên liệu chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng thì trong Y học, sấu được xem như là một dược liệu giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe.

Một vài tác dụng mà quả sấu mang lại:

  • Kích thích vị giác: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên ăn các món thanh mát, có vị chua nhẹ từ quả sấu vào những ngày hè, giúp kích thích vị giác và tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Thanh nhiệt giải độc: Trong 100g sấu có chứa tới 94.7g nước, do đó bổ sung sấu vào các bữa ăn sẽ làm giảm tình trạng mất nước trong cơ thể đồng thời giúp thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.
  • Giảm đau rát cổ họng và chữa ho hiệu quả: Sấu thường được dùng để điều chế các bài thuốc giảm đau rát cổ họng và trị ho kéo dài. Bằng cách làm nước sấu ngâm đường hoặc sắc nước sấu để uống.
  • Bổ sung canxi: Trong 100g sấu có chứa tới 135mg canxi, do đó bổ sung sấu trong các bữa ăn sẽ giúp chúng ta hấp thụ được canxi, rất tốt cho xương khớp.
  • Giải rượu hiệu quả: Sử dụng nước sấu ngâm đường hoặc sấu xanh sắc với gừng sẽ làm giảm các cơn đau đầu, mệt mỏi do say rượu, giúp sớm tỉnh lại.
  • Giảm cơn nôn nghén ở phụ nữ mang thai: Ở thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu có thể uống nước sấu để giảm triệu chứng nôn nghén, đồng thời giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng không nên sử dụng quá nhiều vì trong nước sấu có nhiều đường, gây ảnh hưởng không tốt.
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân: Sấu cung cấp nguồn nước tự nhiên cho cơ thể, ảnh hưởng tích cực tới quá trình giảm cân. Bên cạnh đó, sấu còn chứa axit nitric trong sấu giúp làm sạch đường ruột, loại bổ độc tố, cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, có khả năng đốt cháy và tiêu hủy chất béo trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm công dụng của quả sấu chín trong bài: Quả sấu chín

Quả sấu có tốt cho mắt không?

Trong bảng thành dinh dưỡng của quả sấu có chứa vitamin C, là thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt. Nguyên nhân bởi mắt là bộ phận đòi hỏi nhiều lượng chất chống oxy hóa cao. Và vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa đặc biệt quan trọng rất tốt cho sức khỏe đôi mắt.

Vậy “quả sấu có tốt cho mắt không?”. Câu trả lời là CÓ.

Quả sấu có tốt cho mắt không?

Những lưu ý khi sử dụng quả sấu

Quả sấu mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, loại quả này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể, những trường hợp sau không nên sử dụng quả sấu:

Thứ nhất, trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi hệ tiêu hóa của các bé lúc này đang trong giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Thứ hai, người có tiền sử về dạ dày. Nguyên nhân do sấu có vị chua, tính axit mạnh, gây nguy hiểm tới dạ dày.

Bên cạnh đó, người đang đói cũng không nên ăn hoặc uống nước sấu vì nó khiến bụng bạn cồn cào, gây hại dạ dày.

Thứ ba, người mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì,… nên hạn chế tối đa uống nước sấu ngâm đường. Bởi khi dùng quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu vượt mức cho phép. Kéo theo tụy phải hoạt động nhiều để giải phóng insulin điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục sẽ rất nguy hiểm.

Cách chọn và bảo quản sấu

Sấu là loại quả quen thuộc đối với người dân miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Vào mỗi mùa sấu, các mẹ nội trợ thường tranh thủ mua và cất trữ trong thời gian dài để sử dụng. Vậy cách chọn và bảo quản sấu như thế nào để được giòn ngon và sử dụng được trong thời gian dài?

Cách chọn sấu ngon

Để chọn được sấu ngon, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn kỹ từng quả một, tránh những quả bị thâm hoặc nhũn mềm

Nên chọn quả có vỏ hơi sần bởi phần cùi của nó thường sẽ dày hơn những quả có vỏ láng bóng.

Không chọn sấu quá già bởi hạt thường sẽ to và ít chua

Cách bảo quản sấu giúp để được lâu

Sấu chỉ có một mùa duy nhất trong năm nên các bà nội trợ thường sẽ mua rất nhiều để dự trữ. Để bảo quản được lâu, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi mua về, bạn cạo sạch vỏ sấu, sau đó rửa sạch và để thật ráo nước

Bước 2: Chia sấu thành nhiều phần nhỏ, cất trong túi đựng thực phẩm và để trên ngăn đông của tủ lạnh.

Quả sấu có tốt cho mắt không?

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.