Cũng như các loại vitamin B, C, D, Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Phương pháp hữu hiệu để bổ sung vitamin A đó là ăn hoa quả có chứa nhiều loại vitamin này. Trong những loại hoa quả đó, quả cam có chứa nhiều vitamin A không là một vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Nội dung trong bài này
Hàm lượng vitamin A trong quả cam
Cam là giống loài rất phổ biến ở nước ta, mỗi vùng miền đều có loại cam đặc sắc khác nhau như Cam sành Hà Giang, Cam bù Hà Tĩnh, Cam canh, Cam sành Hàm Yên, Cam Vinh,… Có thể mỗi loại sẽ có hương vị, hình dạng, kích thước khác nhau nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong chúng thì không có quá nhiều khác biệt.
Hàm lượng vitamin A có trong quả cam
Cam là một trong những loại hoa quả có hàm lượng calo tương đối thấp mà lại chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Theo nghiên cứu, cứ 100g tương đương với nửa quả cam sẽ chứa: 49 calo, 87% nước, 9.4g đường, 0.94g protein, 11.89g carbohydrate, 2.50g chất xơ cùng 0.30g chất béo. Bên cạnh đó không thể thiếu các loại vitamin và khoáng chất.
Quả cam là một loại quả nổi tiếng giàu vitamin C, nhưng không vì vậy mà các vitamin khác trong nó ít đi. Hàm lượng vitamin A có trong nửa quả cam là 230 IU.
Vitamin A trong quả cam có tác dụng gì?
Vitamin A có trong quả cam mang đến tác dụng rất lớn cho cơ thể. Đầu tiên, nó đặc biệt tốt cho mắt, nên ăn cam là một phương pháp hữu hiệu để giúp đôi mắt sáng khỏe, tinh tường. Vitamin A còn có công dụng thần kỳ khác là ngăn ngừa sự sinh sôi không kiểm soát của tế bào, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cùng với hỗ trợ hệ miễn dịch giúp giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Các công dụng trên khiến vitamin A trở thành một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong các thực phẩm ăn hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, để bổ sung vitamin A hữu hiệu, ăn cam chính là một phương pháp.
Xem thêm những loại hoa quả có chứa nhiều Vitamin A nhất tại đây: hoa quả nhiều Vitamin A.
Ăn quả cam thế nào để bổ sung Vitamin A cho cơ thể
Mặc dù quả cam rất tốt cho cơ thể nhưng không phải có thể ăn một cách tùy tiện, thả cửa. Ăn cam không hợp lý có thể không tối ưu được giá trị dinh dưỡng nó mang lại, thậm chí còn có thể gây hại cho cơ thể.
Quả cam nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Ăn cam cả cùi: Với người lớn, nên ăn cả cùi cam để giữ được tối đa lượng canxi và chất xơ có trong cùi cam, chúng rất tốt cho tiêu hóa. Còn với trẻ nhỏ, khi vắt nước cam nên cạo thêm phần tép uống sẽ ngon và bổ hơn khi chỉ uống nước.
Ăn cam với số lượng hạn chế: Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả cam, nếu bạn ăn quá 3 quả cam một ngày có thể ảnh hưởng lớn đến đường ruột. Bởi trong quả cam có chứa nhiều vitamin C, tiêu thụ một lượng lớn vitamin C cùng việc tăng axit oxalic chuyển hóa sẽ dẫn đến sỏi thận và sỏi tiết niệu. Thêm vào đó, cam có chứa axit có thể gây hại cho răng miệng và làm đau dạ dày.
Thời gian ăn hợp lý: Khoảng thời gian tốt nhất để ăn cam là vào buổi sáng, sau khi tập thể dục để nó bổ sung dinh dưỡng thiết yếu giúp bạn hồi phục thể lực. Không nên ăn cam vào lúc đói bởi vitamin C và lượng axit trong cam sẽ gây xót ruột, cồn cào bụng. Kể cả ăn cam khi đã ăn no cũng không tốt, vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn. Cũng không nên ăn cam trước khi đi ngủ, bởi bạn có thể bị đi tiểu đêm dẫn đến mất giấc ngủ do cam có tác dụng sinh tân dịch lợi tiểu.
Chú ý với đồ ăn/ uống đi kèm: Uống sữa với ăn cam cùng một lúc hoặc thời gian gần nhau sẽ khiến vitamin C và axit tartaric trong cam phản ứng với protein trong sữa có thể gây đau bụng, chướng bụng và tiêu chảy. Ăn cam cùng củ cải có thể gây bướu cổ. Uống thuốc cùng nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của thuốc, giảm nồng độ thuốc trong máu và khiến thuốc mất hoặc giảm tác dụng. Do vậy cần lưu ý các trường hợp trên để tránh không mắc phải.
Chú ý cách bảo quản: không nên để nước cam ở một nhiệt độ quá cao hoặc để trong tủ lạnh quá lâu, sẽ làm nước cam mất hết các chất dinh dưỡng vốn có, đặc biệt là vitamin C. Thậm chí nếu uống nước cam trong tình trạng như vậy có thể làm rối loạn tiêu hóa, phản tác dụng.
Những đối tượng không nên ăn cam
Không phủ nhận cam rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải người nào cũng có thể ăn được. Có một số người không thích hợp ăn cam, nên bạn cần chú ý không mua cam nếu đi thăm hoặc chăm sóc người bệnh.
Người vừa phẫu thuật về đường tiêu hóa hay bị đau dạ dày: Hệ tiêu hóa của những người này chưa hoạt động được bình thường, nếu ăn cam thì thành phần axit citric trong nước ép cam sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, khiến vết mổ lâu khỏi.
Người bị viêm tai giữa, viêm xoang: Quả cam thuộc về phần âm, mà môi trường âm rất dễ khiến cho vi trùng sinh sôi nảy nở, nên ăn cam vào có thể gây ra hiện tượng tái nhiễm hoặc bội nhiễm.
Cách chọn quả cam tươi ngon
Quả cam mua về có tươi ngon hay không còn phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn như thế nào. Dưới đây là một vài mẹo có thể giúp bạn chọn được những quả cam tươi ngon mọng nước.
Nhìn vỏ cam: Nên chọn những quả cam tròn đều, cầm chắc tay và đáy có màu vàng, đặc biệt nếu quả cam nhìn còn xanh nhưng đáy lại có màu vàng thì đó chính là quả cam đã già và chín. Quả cam ngon và mọng nước thông thường sẽ mỏng vỏ, nếu vỏ dày tức là ít nước và không ngon. Ngoài ra, nên chọn những quả chín có đốm vàng, không đồng màu, nếu quả cam chín đồng màu có thể đã được tẩm thuốc.
Nhìn cuống cam: Nếu cuống quả cam lõm xuống so với xung quanh thì đó là quả cam mọng nước. Nên chú ý thêm nếu quả cam bị rụng cuống, phần cuống bị rụng xuống có màu vàng tươi hay không, quả cam đó có chín vàng hay không, nếu đúng thì đó là cam đã già và chín nên rụng cuống, còn nếu không, có thể cuống đã bị rụng bởi nguyên nhân khác, những quả như vậy nên cẩn thận.
Bài viết bên trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc quả cam có chứa nhiều vitamin A không? Để bổ sung vitamin A cho cơ thể, ngoài việc thêm các loại hoa quả vào thực đơn cần kết hợp các thực phẩm khác một cách khoa học để có hiệu quả cao nhất, bạn có thể tham khảo: thực phẩm bổ sung vitamin A.