Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đá cầu thường được mọi người biết đến là hoạt động thể chất giúp trẻ trải trí. Ít bậc phụ huynh nào biết rằng nó còn có tác dụng giúp trẻ phát triển và hoàn thiện những kỹ năng cơ bản của bản thân. Dưới đây là cách đá cầu chuẩn xác dành cho các bé bậc tiểu học.

1. Nguồn gốc của trò chơi đá cầu

Khác với đa số những trò chơi dân gian khác ở Việt Nam, đá cầu có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào thế kỷ thứ V trước công nguyên tại Trung Quốc. Môn thể thao này đã được chơi lần lượt tại các nước Châu Á. Tại Việt Nam, đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu…

2. Độ tuổi thích hợp chơi trò chơi

Đá cầu là trò chơi không kém người chơi, độ tuổi nào cũng có thể tham gia được. Tuy nhiên, đây là một bộ môn đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự dẻo dai cũng như sức khỏe tốt. Do vậy, đối với các bé độ tuổi thích hợp nhất để học là 8-9 tuổi (tương đương với lớp 2- 3 ở bậc tiểu học).

3. Số lượng người tham gia

Đá cầu không giới hạn số lượng người chơi. Bé có thể tự chơi một mình hoặc chơi cùng với nhóm bạn của bé. Tuy nhiên đá cầu là trò chơi thiên về tính tập thể. Bạn nên khuyến khích bé chơi theo nhóm. Việc chơi theo nhóm sẽ tốt hơn cho bé

4. Nên tổ chức trò chơi đá cầu ở đâu?

Đá cầu là trò chơi dân gian thiên về hoạt động thể chất. Do đó, thầy cô,ba mẹ cần chọn cho bé một không gian rộng rãi, thoải mái và sạch sẽ để bé chơi. Một số địa điểm lý tưởng có thể kể đến như công viên, sân thể dục, sân vận động,…

5. Hướng dẫn chơi trò chơi dân gian đá cầu

Trò chơi dân gian đá cầu được xem là khá đơn giản. Đá cầu đòi hỏi thêm một số kỹ năng cũng như một vài lưu ý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về trò chơi mà người tổ chức trò chơi cần chú ý:

Chuẩn bị: 1 quả cầu.

Bạn cũng có thể tự làm quả cầu với cách đơn giản sau:

  • Lấy 1 miếng cao su dày hoặc một miếng bìa dày (cao su dễ nảy hơn), sau đó cắt một hình tròn đường kính 4cm làm đế. Đóng 1 cái đinh từ 2,5cm đến 4cm vào chính giữa xuyên từ dưới lên mặt trên.
  • Lấy ba hay bốn chiếc lông gà rồi dùng dải băng dính buộc phần ống của chiếc lông gà đầu tiên vào cái đinh, quấn xung quanh 1 vòng, rồi cứ thế buộc nốt những chiếc lông gà còn lại, buộc từng chiếc một.

Luật chơi:

  • Người chơi cần sử dụng những kỹ năng của bản thân như: tâng cầu bằng mu bàn chân, xử lý cầu bằng má bàn chân hay đầu gối sao cho quả cầu không rơi xuống đất
  • Ai giữ được quả cầu lâu và có số lần tâng cầu nhiều nhất sẽ dành chiến thắng.

Cách chơi:

  • Các em quyết định thứ tự chơi và chọn số lần đá lớn nhất trong 1 lượt, ví dụ 10 lần.
  • Em đầu tiên bắt đầu tung cầu lên và đá bằng mắt cá chân, gan bàn chân hay đầu gối bằng chân trái hay chân phải.
  • Nếu em đá hỏng hay làm rơi cầu xuống đất thì em bị mất lượt và người thứ hai được chơi. Người thứ hai tiếp tục tung cầu và đá đến số lần quy định.
  • Người nào đá đủ số lần đã định là người thắng cuộc, người thua sẽ bị phạt.

6. Lợi ích của trò chơi đối với các bé

  • Đá cầu giúp tăng chiều cao, phát triển cơ đối với các em nhỏ
  • Rèn luyện khả năng tập trung và quan sát
  • Giúp các em giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học trên lớp.

7. Lưu ý khi tham gia trò chơi

  • Trước khi đá cầu cần quan sát xung quanh xem không gian tập có ngoại vật gì không (mảnh gỗ, mảnh thủy tinh vỡ,…) để tránh vấp phải trong quá trình chơi.  Tốt nhất nên cho các bé mang giày để đảm bảo an toàn.
  • Khi đá cầu chú ý, cẩn thận không va vào người xung quanh.

Đá cầu không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn giúp các bé rèn luyện sức khỏe, kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, bố mẹ, thầy cô cần tham gia vào quá trình này cùng các bé để giúp bé trong quá trình rèn luyện được tốt hơn!

Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn các bé chơi một số trò chơi vận động khác như:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.