Những trò chơi dân gian giúp bé xa với những món đồ công nghệ đồng thời cải thiện kỹ năng cho bé. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào biết được cách chơi như thế nào. Bài viết sẽ chia sẻ cách tổ chức trò chơi ù cho trẻ!
Nội dung trong bài này
1. Trò chơi ù ra đời từ khi nào?
Trò chơi ù đã tồn tại nhiều thế kỷ này và gắn với nhiều thế hệ trẻ em nước Nam. Giống như đa số những trò chơi dân gian khác, trò ù ra đời trong qua trình lao động của người dân Việt Nam. Trò chơi là tấm gương phản ánh được phần nào cuộc sống lao động của người xưa. Dễ chơi, thân thuộc, gần gũi, nhờ vậy mà trò chơi ù có mặt ở khắp nơi trên Việt Nam!
2. Số lượng người tham gia
Trò chơi dân gian ù là trò chơi đòi hỏi số lượng người chơi đông. Tối thiểu là từ 6-8 bạn tham gia vào trò chơi.
3. Độ tuổi tham gia vào trò chơi
Chơi ù được biết đến là một trò chơi tập thể thiên về hoạt động ngoại khóa. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể tham gia vào trò chơi. Đối với các bé, khoảng 4-5 tuổi sẽ được ông bà, bố mẹ, thầy cô hướng dẫn chơi trò chơi này.
5. Nên chơi ù ở đâu?
Do số lượng người tham gia vào trò chơi quá đông, nên không gian chơi cần rộng rãi, sạch sẽ để các bé có thể thoải mái chơi. Một số địa điểm lý tưởng cho các bé chơi là công viên, sân trường, sân thể dục, sân chơi cho bé,…
6. Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi ù
Chuẩn bị:
- Chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẽ. Kẻ 2 vạch giữa sân làm giới hạn.
- Người chơi không hạn chế, ít nhất khoảng 8-10 bạn.Người chơi từng đôi một oẳn tù tì, tất cả những người thắng nhất về 1 phía.
Luật chơi:
- Số người của 2 bên bằng nhau. Người nào từ khi bắt đầu chạy sang sân bạn và về phải kêu ù ù liên tục.Nếu bị đứt quãng tiếng ù (đứt hơi) trên sân bạn là bị chết (Kể cả giẫm vạch).
- Nếu chạy sang sân bạn, đập được vào ai (có thể 1 vài người) có thể chạy về bên mình mà không bị đưt hơi “ù” thì tất cả các bạn vừa bị đập đều bị chết. Những bạn bị giam mà được mà được đồng đội mình sang đập vào thì coi như được cứu (sống lại), được chạy về bên mình để tiếp tục chơi.
- Nếu bị bạn giữ lại nhưng chưa dứt tiếng ù thì vẫn chưa bị chết. Chỉ khi nào dứt tiếng ù thì mới coi như là “chết”.
- Khi 1 trong 2 đội đều bị “chết” hết trước thì kết thúc 1 ván chơi. Đội đó bị thua,phải chịu phạt(búng tai nhẹ hoặc từng đôi cõng nhau qua sông rồi trở về chổ củ hoặc nhảy lò cò qua lại), trò chơi lại tiếp túc!
Để chia hai đội, có lẽ bạn sẽ phải dạy trẻ thêm cách chơi trò oẳn tù tì để phân định.
Cách chơi:
- Mỗi bên đúng về phía vạch giới hạn của bên mình. Người quản trò đứng trên vạch và hô bắt đầu.
- Sau hiệu lệnh của người quản trò, người chơi của mỗi bên kêu “ù ù ù…”liên tục, vừa cố chạy sang bên kia vạch giới hạn để đập được 1 bạn nào đó rồi chạy về.Bạn nào bị đập thì coi như thua.
- Nếu đập được vàp bạn nhưng bị các bạn khác giữ lại (đến tắt hơi) thì cũng bị chết.
- Trò chơi cứ thế liên tục, đến hết thời hạn, bên nào có nhiều người chết nhất thì bên đó thua, hoặc bên nào bị chết hết trước là thua.
- Những lợi ích khi tham gia trò chơi
- Rèn luyện cho các bé kỹ năng chạy đuổi bắt nhanh, và cách rèn luyện sức nhanh, bền(nín hơi lâu)
- Giúp các bé rèn luyện ý chí, tinh thần tập thể, sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng kỷ luật.
7. Những điều cần lưu ý khi tham gia trò chơi
- Tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Người quản trò cần khéo léo và tinh ý, chú ý 2 bên để không bên nào “ăn gian”.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về trò chơi ù dân gian. Bạn có thể chuẩn bị một phần quà cho đội dành chiến thắng để cố vũ tinh thần cho các bé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách chơi trò bắt vịt con cho trẻ để đa dạng trò chơi hơn.