Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bệnh ngủ ở cá Koi là gì? Với những người chơi Koi chuyên nghiệp thì chắc không còn xa lạ nữa. Nhưng với người mới thì bệnh này lại khá mới mẻ. Đây được coi là một căn bệnh có tác hại nghiêm trọng trong hoạt động nuôi dưỡng cá Koi nếu không được chữa trị kịp thời.

1. Biểu hiện bệnh ngủ ở cá Koi

Khi mắc bệnh ngủ, cá Koi sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Cá mệt mỏi và nằm nghiêng hoặc ngửa lên rồi kẹp vây lại, hờ hững như đang ngủ. Nếu bị nặng sẽ dần chìm xuống đáy hồ hoặc cũng có thể phần đầu nặng và chìm xuống còn phần đuôi nổi lên trên.
  • Mắt cá Koi trũng xuống, thay đổi sắc tố da, mang bị sưng
  • Bên ngoài mang cá có lớp nhầy màu trắng xuất hiện rồi lan dần khắp cơ thể.
Cá Koi mắc bệnh ngủ có mắt lờ đờ, uể oải
Cá Koi mắc bệnh ngủ có mắt lờ đờ, uể oải

Bệnh ngủ tác động xấu đến các mô nằm ở mang cá Koi. Điều này sẽ cản trở khả năng trao đổi oxy của cá. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 80%.

2. Tại sao cá Koi bị bệnh ngủ?

Bệnh ngủ cá Koi thường gặp nhất ở Koi 1 tuổi hoặc Koi già, là những thời điểm mà hệ miễn dịch của cá rất kém. Bệnh gây tổn thương ở vùng mang và các nguyên nhân chính được kể đến như:

  • Sự gây độc từ các loại vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV. Đây là một loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây nên những tổn thương chủ yếu trên da và mang Koi. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, có hình que khá dài và mảnh nhẹ, kích thước khoảng 0,5-1.0x 4-10µm và di chuyển rất nhanh.
  • Khi cá Koi bị căng thẳng hoặc bị thay đổi môi trường sống từ bùn ao sang môi trường bể, hồ bê tông. Việc cơ thể Koi chưa thích nghi kịp, hệ miễn dịch còn yếu thì dễ khiến cá bị nhiễm bệnh

3. Cách chữa bệnh ngủ cho cá Koi

Các biện pháp để chữa bệnh ngủ cho cá Koi hiệu quả và được nhiều người áp dụng như sau:

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp 

Vì bệnh này nguyên nhân bắt nguồn từ  virus thuộc nhóm CEV. Mà nó lại sinh sôi nảy nở thuận lợi nhất trong nhiệt độ 15-23oC. Chính vì thế, nhiệt độ thấp hoặc cao hơn ngưỡng này sẽ làm ức chế các virus có hại cho cá Koi. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tăng nhiệt độ hơn là giảm nhiệt độ. Bởi Cá Koi sẽ căng thẳng hơn nếu nhiệt độ lạnh hơn. Với một số Koi bị bệnh thì bạn nên cách ly koi ra để điều trị cho thuận tiện hơn.

Dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cá Koi

Khi cá Koi xuất hiện các vết thương ngoài da, các vết lở loét sẽ khiến cho tốc độ xâm nhập virus nhanh chóng hơn.  Để sự chữa trị có hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh KanaPlex. Hằng ngày bạn cho cá bằng cách trộn vào thức ăn và cho cá ăn 1 lần/ngày.

Tắm muối

Cho cá Koi tắm trong muối với nồng độ 0.5 – 2.9%. Tắm liên tục trong khoảng 4 ngày sẽ làm tăng sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch và tránh bệnh ngủ cho cá Koi.

4. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho Koi

Nếu đã nuôi Koi thì anh em đừng tính toán đến những dòng thức ăn rẻ tiền. Thay vào đó là hãy sử dụng một nguồn thức ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao cho Koi. Đây là một cách phòng bệnh khá hiệu quả. Ngoài việc bổ sung protein thì nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác như: carbohydrate, lipid, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho Koi. Nhưng chú ý đến nguồn dưỡng chất trong thức ăn giúp Koi khỏe mạnh và tăng cường màu sắc nữa nhé.

Nếu bạn muốn mua thức ăn hay cá koi, bạn có thể tham khảo đặt mua tại mục Bán cá koi của Askoi Farm.

5. Cách phòng ngừa bệnh ngủ cho cá Koi

Bệnh ngủ ở cá Koi gây ra bởi vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV nên nếu muốn phòng bệnh này, bạn cần phải vệ sinh môi trường sống của cá cẩn thận, định kỳ. Điều này có tác dụng khiến vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào cơ thể cá Koi. Nước trong hồ cần đáp ứng đầy đủ các thông số sau:

  • Độ pH: 7-7.5
  • Ngưỡng pH: 4-9
  • Nhiệt độ 20-27oC
  • Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến Oxy trong hồ, gây thiếu hụt lượng Oxy để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.
  • Lượng muối từ 0,5-1%
  • Đảm bảo các yếu tố nitrat, nitrit và amoniac trong nước.
  •  Đảm bảo các vật liệu lọc, hệ lọc thường xuyên được làm sạch.
  • Đảm bảo không còn thức ăn dư thừa + chất thải trong bể

Bên cạnh đó, khi phòng bệnh ngủ cho cá Koi, mật độ là điều hết sức quan trọng cần để tâm đến. Koi bị bệnh ngủ sẽ thiếu oxy, thiếu dưỡng chất khiến stress. Do vậy, nếu lượng cá trong hồ quá lớn có thể khiến tình trạng cá càng nặng thêm. Hãy cân đếm số lượng cá Koi nuôi trong bể nhé!

Nguyên tắc chọn số lượng cá Koi là đối với cá Koi lớn hơn 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước sẽ thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

Bệnh ngủ là bệnh nguy hiểm chứ không đơn giản như bạn nghĩ. Để có được một đàn Koi khỏe mạnh thì trước tiên hãy cố gắng tạo cho Koi một môi trường sống tốt nhất. Hãy thật sự để tâm đến đàn cá của mình nhé!

Ngoài ra, mời bạn tìm hiểu thêm về bệnh đỏ mình ở cá koi.

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.