Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ăn tôm mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên những người mắc bệnh gout, đau mắt đỏ, hen suyễn hay vừa phẫu thuật, bị thương thì nên tránh ăn tôm.

Ăn tôm có tốt không?

Trong tôm chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng, bởi vậy việc ăn đủ liều lượng và đúng cách sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người:

Phòng chống ung thư

Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.

Tôm cũng có khả năng bổ sung nhiều hợp chất chống ung thư như meso-Zeaxanthin, β-carotene, lycopene, fucoxanthin, astaxanthin, capsanthin, canthaxanthin, crocetin và phytoene. Lutein, lycopene và vitamin E trong tôm giúp chống oxy hóa hiệu quả và có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid.

Hỗ trợ giảm cân

Tôm có nhiều protein, vitamin D và chứa ít calo, rất hiệu quả đối với những người đang muốn giảm cân. Mỗi 85,05g tôm chỉ cung cấp khoảng 102 calo mà thôi. Vì tôm có hàm lượng calo thấp nên bạn có thể đốt cháy lượng calo trong tôm tương đối dễ dàng thông qua tập thể dục hàng ngày.

Mức kẽm cao cũng rất có lợi vì nó làm tăng mức leptin trong cơ thể. Leptin là một hormone rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng chất béo, sự thèm ăn và việc cơ thể sử dụng năng lượng tổng thể.

Giúp xương, răng chắc khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), thịt tôm có hàm lượng protein cao, ngoài ra còn rất giàu canxi, axit béo và nhiều khoáng chất khác nữa. Cứ 100g tôm sẽ chứa 2.000mg canxi. Canxi là chất giúp xương và răng chắc khỏe.

Tốt cho mắt

100 g tôm tươi chứa 540 mg axit béo omega-3.54 mcg retinol, 1.1 mg vitamin E và 2 mg vitamin C nên đây là loại thực phẩm lý tưởng giúp bảo vệ sức khỏe mắt.

Các hợp chất khác, trong đó có axit béo omega-3, cũng góp phần tăng cường hoạt động của màng tế bào nhận kích thích ánh sáng trong mắt và các màng bao quanh protein. Do đó, khi áp dụng chế độ dinh dưỡng nhiều tôm, bạn có thể tránh khỏi các bệnh về mắt liên quan đến tuổi già, thoái hóa điểm vàng.

Tốt cho bà bầu

Khi mang thai lượng máu cần thiết cho cơ thể cũng tăng lên theo từng thời kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện. Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ phòng tránh được chứng thiếu máu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tôm chứa nhiều protein, ít chất béo và giàu cholesterol. 100g tôm tươi có khả năng bổ sung 152 mg cholesterol, tương đương 51% lượng cholesterol các chuyên gia khuyến cáo tiêu thụ trong ngày.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, một chế độ ăn chứa nhiều tôm không gây rối loạn khả năng cân bằng cholesterol trong máu. Không những thế, loại hải sản này còn tăng cường nồng độ cholesterol tốt HDL trong khi chỉ cung cấp một lượng vừa phải cholesterol xấu LDL.

Hướng dẫn cách ăn tôm đúng cách?

Ăn liều lượng vừa phải: Tôm tuy mang nhiều giá trị sức khỏe như đã nêu trên, tuy nhiên chúng ta cũng chỉ nên ăn đủ liều lượng vừa phải là tốt nhất. Các chuyên gia khuyên rằng, người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g/ngày và trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy lứa tuổi cụ thể.

Không nên ăn quá nhiều tôm, bởi trong tôm chứa chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Không ăn vỏ tôm: Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

Chỉ ăn tôm khi đã nấu chín: Vì tôm thuộc nhóm hải sản nên bạn chỉ nên dùng tôm khi đã được hấp, xào, rán hay luộc chín để hạn chế được tối đa lượng giun sán và ký sinh trùng vào người gây ngộ độc.

Tránh ăn tôm và uống bia: Ăn nhiều tôm, hải sản sau đó uống bia, nó sẽ tăng tốc độ cơ thể của sự hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.

Nên ăn tôm chín và lột bỏ vỏ
Nên ăn tôm chín và lột bỏ vỏ

Bị ho ăn tôm có được không?

Đang bị ho mà ăn tôm sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn bởi hệ thống hô hấp của người bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm.

Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.

Các đối tượng không nên ăn tôm

Người bị đau mắt đỏ: Nếu ăn sẽ làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hen suyễn: Ăn tôm sẽ kích thích cổ họng và co thắt khí quản, khiến bệnh tình thêm khó chịu

Người có vết thương hở không ăn tôm: Nếu bạn vừa mới trải qua một vài chấn thương nhỏ hoặc vừa thực hiện một vài tiểu phẫu thẩm mỹ như cắt mí mắt, nâng mũi, phun xăm chân mày… thì tôm là thực phẩm bạn cần phải kiêng cữ để tránh gây sẹo lồi. Lý do bởi tôm có vị tanh và dễ kích ứng da, khiến vùng da hở đỏ tấy và ngứa rát khó chịu, gây sẹo lồi.

Người bị cường giáp nên ăn ít tôm: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.

Người bị gout: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.

Những điều cần tránh khi ăn tôm?

Không ăn tôm kết hợp với thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị.

Không nên ăn đầu tôm: Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.

Không ăn tôm chết: Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamin gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được.

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, để mua được tôm sạch, ngon, bạn nên tìm đến các siêu thị, cửa hàng thủy hải sản lớn để mua là tốt nhất. Hạn chế ăn tôm chết, tôm đông lạnh để bảo vệ sức khỏe.

Một số thông tin bạn có thể tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.