Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Gạo lứt là thực phẩm hiện được rất nhiều chị em lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân. Gạo lứt mang nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu lạm dụng, ăn quá nhiều thì cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Thế nào là gạo lứt? Gạo lứt khác với gạo trắng chỗ nào?

Gạo lứt hay còn gọi là gạo nâu, gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo, chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, vitamin E, chất xơ, magie, sắt giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.  Cấu tạo của một hạt gạo sẽ gồm có 4 phần chính: phần vỏ trấu bên ngoài, phần lớp màng mỏng ở giữa, phần hạt gạo, cuối cùng là phần phôi hạt ở trong cùng.

Gạo lứt so với gạo trắng có sự khác biệt nhất định. Hạt gạo trắng trong bữa cơm của chúng ta là những hạt gạo đã trải qua xay xát và bóc tách. Nó mất đi lớp vỏ trấu và lớp màng ở bên ngoài và chỉ giữ lại phần hạt gạo và phôi hạt bên trong. Còn hạt gạo lứt là loại gạo chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu ngoài cùng. Vì thế nó giữ lại gần như toàn bộ lớp màng mỏng và hạt gạo lẫn phôi gạo.

Các loại gạo lứt phổ biến

Ăn gạo lứt có béo không?

Ăn gạo lứt có béo không phụ thuộc vào cách ăn của từng người. Nhìn chung đa phần mọi người hiện nay ăn gạo lứt với nhu cầu giảm cân và cải thiện sức khỏe, phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh: ung thư, tiểu đường, tim mạch… (Tham khảo chi tiết hơn về Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe).

Sở dĩ ăn gạo lứt giúp giảm cân là bởi:

  • Hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt cao gấp 2 lần so với gạo trắng chúng ta ăn hàng ngày. Bởi vậy khi ăn cơm gạo lứt bạn sẽ tiêu hóa chậm, cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn vặt, ăn các bữa phụ – nguyên nhân gây tăng cân phổ biến.
  • Chất Alpha lipoic acid có nhiều trong gạo lứt tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon, chất béo. Nó có tác dụng làm giảm lượng mỡ dự trữ.

Việc ăn gạo lứt giảm cân cần có chế độ khoa học, liều lượng phù hợp. Việc bạn ăn quá nhiều thì việc tăng cân/ mập là điều khó tránh khỏi. Lấy ví dụ cho dễ hiểu: trong 100g gạo lứt chứa  110,9 calo, trong gạo trắng chứa 130 calo. Việc bạn ăn gạo lứt mỗi bữa từ 3-4 bát cơm tương đương với 1500 calo. Kết hợp cùng những thức ăn, đồ uống khác khiến cân nặng của bạn không những không giảm mà còn tăng lên.

Những ai không nên ăn nhiều gạo lứt?

Một số đối tượng sau nên hạn chế ăn nhiều gạo lứt:

  • Người mắc các bệnh về tiêu hóa: Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn gạo trắng nên khó tiêu hóa hơn. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều gạo lứt sẽ bắt dạ dày phải làm việc vất vả hơn, về lâu về dài dễ gây giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày. Tốt nhất đối tượng này chỉ nên ăn gạo trắng.
  • Thanh thiếu niên giai đoạn dậy thì: Đây là giai đoạn cơ thể có nhu cầu lớn về dinh dưỡng và năng lượng để phát triển. Ăn nhiều gạo lứt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, ngoài ra lượng chất xơ nhiều của gạo lứt còn cản trở hấp thụ và sử dụng một số chất, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng trưởng chiều cao, cân nặng.
  • Người cao tuổi: Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã suy yếu, ăn loại thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt tạo gánh nặng lớn lên dạ dày, gây khó tiêu. Với người cao tuổi, sức đề kháng kém thì nếu có điều kiện về tài chính nên uống nước nấm lim xanh đều đặn hàng ngày. Hàm lượng các dược chất trong nấm lim xanh như Beta-glucan, Adenosine… giúp người già ngủ ngon, ăn ngon, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Hơn nữa một số chất trong nấm như Selen, Germanium… còn hỗ trợ chống đột quỵ, tai biến, ổn định huyết áp… bảo vệ sức khỏe rất tốt.

Ăn gạo lứt nhiều có tốt không?

Với phong trào thực dưỡng, ăn kiêng, gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Thậm chí nhiều người còn quyết định thay cơm trắng thành cơm gạo lứt. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều gạo lứt, bởi gạo lứt nấu xong vẫn khá cứng, khi ăn nhiều sẽ khiến dạ dày tốn thời gian co bóp nghiền nát cơm, gây khó tiêu, dễ đau dạ dày.

Việc thay thế hoàn toàn gạo lứt trong khẩu phần ăn hằng ngày là việc rất khó để thực hiện, đặc biệt ở một số quốc gia mà gạo trắng được xem là thực phẩm thiết yếu như tại Việt Nam.

Các chuyên gia cho biết, chỉ cần ăn 2 – 3 lần gạo lứt mỗi tuần, xen kẽ với gạo trắng là tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.