Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nghiệp dư thường được sử dụng chỉ những người làm việc không chuyên, chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, nó còn chỉ thái độ không tốt khi làm việc.

Nghiệp dư là gì?

Hầu hết các loại từ điển đều định nghĩa nghiệp dư là không chuyên nghiệp, không chính thức. Theo đó, nghiệp dư thường được sử dụng để chỉ công việc không chuyên, không phải là nghề nghiệp chính. Nó cũng chỉ thái độ làm việc không tốt, không chuyên nghiệp.

Ngã rẽ giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp
Ngã rẽ giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp

Khi nói đến nghề nghiệp dư, chắc chắn ai cũng từng nghe qua nhà văn nghiệp dư, cầu thủ nghiệp dư, vận động viên nghiệp dư, diễn viên nghiệp dư,…

Cầu thủ nghiệp dư là những người đam mê bóng đá và muốn thi đấu trên sân cỏ nhưng chưa đủ tố chất, thiếu may mắn hoặc không lựa chọn theo con đường chuyên nghiệp. Ngược lại, cầu thủ chuyên nghiệp thi đấu cho các câu lạc bộ, họ được trả lương để đá bóng, đó là nghề nghiệp chính và không làm nghề khác.

Tương tự, diễn viên nghiệp dư chỉ những diễn viên mà đóng phim không phải là công việc chính của họ, không được đào tạo chuyên nghiệp từ các trường dạy diễn xuất. Ví dụ như các ca sĩ, người mẫu, MC đóng phim. Hoặc cũng có thể coi họ là diễn viên mới vào nghề diễn, chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

2. Thế nào là làm việc nghiệp dư

Người có thái độ làm việc nghiệp dư là người không chuyên nghiệp khi làm việc dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Đôi khi chính họ không nhận ra bản thân nghiệp dư, làm việc không đạt kết quả như mong muốn, gây ra tâm trạng buồn rầu, chán nản. Biểu hiện của người nghiệp dư như sau:

Thiếu tính kỷ luật

Thiếu tính kỷ luật thể hiện sự nghiệp dư rõ ràng nhất. Biểu hiện của sự thiếu kỷ luật là “tám” chuyện quá nhiều trong giờ làm việc. Việc này thường bị nhiều “bà tám” xem nhẹ, bỏ qua, coi như chuyện bình thường nơi công sở để thân thiết với đồng nghiệp và đẩy lùi cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, “tám” nhiều quá không chỉ ảnh hưởng đến công việc của người đó mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh.

Tám chuyện trong giờ làm việc
Tám chuyện trong giờ làm việc

Những biểu hiện khác như đi muộn về sớm, sử dụng điện thoại với mục đích cá nhân, sử dụng mạng xã hội,… cũng thể hiện sự nghiệp dư. Điều này có thể cho thấy bạn chán công việc đang làm, không coi trọng công việc đang làm,…

Không biết sắp xếp công việc và thời gian

Không biết sắp xếp công việc với thời gian phù hợp dẫn đến hai hệ quả: bạn không hoàn thành công việc được giao hoặc phải mang việc về nhà làm. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc của bạn.

Không biết sắp xếp công việc, quá nhiều công việc dồn dập một lúc
Không biết sắp xếp công việc, quá nhiều công việc dồn dập một lúc

Không làm hết phần việc được giao chắc chắn sẽ bị khiển trách, tình trạng này kéo dài bạn sẽ mất việc. Ngược lại, vẫn làm hết việc nhưng phải mang về nhà làm khiến bạn không có thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe giảm sút.

Không biết điều chỉnh cảm xúc bản thân

Có những hành vi thô lỗ, bất lịch sự với khách hàng hoặc đồng nghiệp. Mất bình tĩnh và khó kiểm soát cảm xúc khi tham gia công tác nhóm. Thêm vào đó là thái độ làm việc thiếu chăm chỉ, không vì một mục đích chung.

Ăn mặc không phù hợp

Phù hợp hay không phù hợp phụ thuộc vào môi trường bạn làm việc và quan điểm cá nhân của mỗi người. Nếu bạn làm việc ở ngân hàng, nhà hàng,… những nơi cần gặp gỡ khách hàng mỗi ngày mà bạn không mặc đồng phục hay đồng phục không chỉn chu là không phù hợp. Nếu cần đến các buổi tiệc mà bạn mặc quần áo bình thường hoặc quá diêm dúa, lòe loẹt là không phù hợp.

Sự khác nhau giữa người nghiệp dư và chuyên nghiệp

Sự khác nhau giữa người nghiệp dư và chuyên nghiệp
Sự khác nhau giữa người nghiệp dư và chuyên nghiệp

Người nghiệp dư và chuyên nghiệp có một số điểm khác nhau như sau:

  • Người nghiệp dư dừng lại khi họ đạt được kết quả. Người chuyên nghiệp hiểu rằng thành quả ban đầu chỉ là sự bắt đầu.
  • Người nghiệp dư có một mục đích. Người chuyên nghiệp có một quy trình.
  • Người nghiệp dư nghĩ rằng họ giỏi ở mọi mặt. Người chuyên nghiệp hiểu được khả năng của bản thân.
  • Người nghiệp dư xem nhận xét và lời khuyên của người khác như những lời chỉ trích. Người chuyên nghiệp biết họ có điểm yếu và tìm kiếm những lời phê bình sâu sắc.
  • Người nghiệp dư bỏ cuộc ngay trắc trở đầu tiên và nghĩ rằng họ là kẻ thất bại. Người chuyên nghiệp xem thất bại như một phần trên con đường trưởng thành và phát triển.
  • Người nghiệp dư tập luyện cho vui. Người chuyên nghiệp tập luyện để thành thạo.
  • Người nghiệp dư tập trung vào tìm kiếm các điểm yếu và cải thiện chúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào thế mạnh và tìm kiếm những người bù vào điểm yếu của họ.
  • Người nghiệp dư nghĩ tri thức là sức mạnh. Người chuyên nghiệp chia sẻ kiến thức và lời khuyên.
  • Người nghiệp dư suy nghĩ ngắn hạn. Người chuyên nghiệp suy nghĩ dài hạn.
  • Người nghiệp dư muốn kéo những người khác xuống. Người chuyên nghiệp muốn mọi người đều tốt hơn.
  • Người nghiệp dư đổ lỗi cho người khác. Người chuyên nghiệp gánh vác trách nhiệm.

Luyện tập phong cách làm việc chuyên nghiệp

Để có phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dần luyện tập thói quen như sau:

Tuân thủ các quy tắc văn hóa công ty: đi làm đúng giờ, nói nhỏ hơn khi người khác nghe điện thoại, gửi mail để trao đổi công việc, liên hoan cuối tuần,…

Vui vẻ và lịch sự với mọi người, ngay cả khi bạn không thích họ: Trong công ty, đội nhóm sẽ có những người bạn không thích họ và ngược lại. Bạn vẫn phải cư xử lịch sự với họ, đặt hiệu quả công việc lên trên hết.

Thái độ nghiêm túc: Nghiêm túc với công việc đang làm, luôn cố gắng để công việc đạt kết quả tốt nhất, thẳng thắn nhận sai và chịu trách nhiệm về lỗi của bản thân.

Viết lách rõ ràng và chuyên nghiệp: Không viết sai chính tả hoặc ngữ pháp, câu cú luôn ngắn gọn, rõ ràng và thoát ý. Ngôn từ bạn sử dụng không cần phải tới mức quá trịnh trọng, nhưng những thứ bạn viết ở cơ quan nhất định không thể dùng những từ ngữ suồng sã như viết cho bạn bè.

Đừng xem cấp trên như người đối lập với bạn: Các sếp luôn muốn nhân viên làm việc tốt và đừng xem sếp như “kẻ thù”. Thay vào đó, hãy cư xử với cấp trên như một người đồng nghiệp cùng làm việc trong nhóm của bạn, một người có quyền lực cao hơn bạn nhưng có cùng mục tiêu với bạn.

Như vậy, nếu bạn được nhận xét là nghiệp dư, thiếu chuyên nghiệp thì đừng vội nóng giận, cần bình tĩnh xem xét lại bản thân và rèn luyện các thói quen tốt để trở nên chuyên nghiệp hơn.

Mời bạn tham khảo:

Tà tưa là gì? Nguồn gốc của từ tà tưa

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.