Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Có một điều ít người biết đến là: ai đã trực tiếp lãnh đạo thành công sự kiện nhân dân thủ đô Hà Nội đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, tên tuổi của ông đã được đặt cho một tuyến phố thuộc quận Cầu Giấy. Vậy đó là ai?

1. Đường Nguyễn Khang nằm ở đâu?

Tại thủ đô Hà Nội Đường Nguyễn Khang nằm ở quận Cầu Giấy. Tuyến đường này bắt đầu từ đường Cầu Giấy đi xuôi theo bờ tây sông Tô Lịch đến đường Trần Duy Hưng chỗ cầu Trung Kính.

2. Đường Nguyễn Khang được đặt tên khi nào, dài và rộng bao nhiêu?

Là một trong những đường phố còn khá mới của thủ đô Hà Nội, tuyến Đường Nguyễn Khang có chiều dài 2.100m, chiều rộng 6-12m. Đường này thuộc đất xã Yên Hòa (Kẻ Cót) và Trung Hòa, huyện Từ Liêm trước đây.

Nhưng hiện nay tuyến đường này thuộc hai phường Yên Hòa và Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Đường Nguyễn Khang được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đặt tên vào tháng 7 năm 2001

3. Tại sao tên đường lại đặt là Nguyễn Khang?

Rất nhiều người sinh sống và làm việc tại Hà Nội, hay có lần nào đó tìm đến con đường này sẽ đặt ra câu hỏi Nguyễn Khang là danh nhân nào, có những đóng góp nổi bật gì với đất nước nên mới được đặt tên đường phố ở Hà Nội? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này dưới đây nhé.

Nguyễn Khang (1919-1976) là một cựu chính trị gia Việt Nam. Ông từng là Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945, đồng thời ông chính là người đầu tiên quyết định và trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám.

Ngoài ra, Nguyễn Khang từng giữ các chức vụ như: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng phủ, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

3.1. Hoạt động cách mạng sôi nổi

Nguyễn Khang sinh năm 1919 trong một gia đình nghèo tại thôn Nguyên Kinh, tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương (nay thuộc xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương), tỉnh Thái Bình. Do gia cảnh nghèo túng, ông từ nhỏ đã bắt đầu đi làm kiếm sống.

Năm 16 tuổi, ông rời gia đình đi làm nghề in ấn ở phủ lị. Nơi ông làm thuê chính là một cơ sở ấn loát của Xứ ủy Bắc Kỳ tại Thái Bình, vì vậy, ông sớm có sự tiếp xúc và tuyên truyền từ những người Cộng sản, bắt đầu hoạt động cách mạng.

Năm 1939, ông chuyển lên Hà Nội hoạt động phụ trách Đoàn Thanh niên Phản đế liên tỉnh, tham gia Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Năm 1941, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt và đày đi Sơn La. Năm 1944, ông vượt ngục, trở về Hà Nội, tham gia Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Từ tháng 2 năm 1945, ông kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội, phụ trách khu an toàn của Đảng trong vùng Hà Nội – Hà Đông – Sơn Tây. Ông còn làm biên tập báo Cứu quốc, phụ trách báo Hồn nước.

3.2. Người lãnh đạo thành công Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội năm 1945

Đầu tháng 8 năm 1945, ông dẫn đầu một đoàn Việt Minh đến tiếp xúc với khâm sai Bắc Bộ của chính phủ Trần Trọng Kim để yêu cầu giao chính quyền lại cho Việt Minh. Ngày 18 tháng 8, ông với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa đã quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

Ngày 19 tháng 8, Nguyễn Khang và Trần Tử Bình lãnh đạo dân chúng kéo đến Phủ Khâm sai ở 12 phố Ngô Quyền (Hà Nội). Sau đó, Nguyễn Khang và Trần Tử Bình đã dùng điện thoại trong Phủ Khâm sai ra lệnh cho chính quyền nhà Nguyễn ở các cấp địa phương tại Bắc Bộ: “Phải trao quyền ngay cho Việt Minh”.

Đêm 19 rạng sáng 20 tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở Bắc Bộ tức là Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đóng trụ sở ở Phủ Khâm sai (tức Bắc Bộ phủ) và cử Nguyễn Khang làm Chủ tịch Ủy ban này.

Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 175 ngày 14 tháng 4, cử ông làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I, kiêm Bí thư Liên khu.

Năm 1951, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội II của Đảng Cộng sản Việt Nam .

Năm 1953 trong chiến dịch giải phóng Thượng Lào, ông được Tổng quân ủy cử tham gia Bộ chỉ huy chiến dịch.

3.3. Nhà ngoại giao, nhà chính trị

Từ năm 1957-1959, Nguyễn Khang được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc kiêm nhiệm Đại sứ tại Mông Cổ.

Từ 1969-1965, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng, kiêm Trưởng ban Việt kiều Trung ương, và sau đó là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho đến khi qua đời năm 1976.

Là một trong những nhà hoạt động cách mạng sôi nổi, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của ông trong khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội, những đóng góp to lớn của ông với đất nước những năm tháng chiến tranh, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Năm 2009 ông được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào truy tặng Huân chương Tự do hạng nhất. Do có nhiều đóng góp to lớn với sự nghiệp giải phóng dân tộc nên tên ông được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đặt cho một đường phố thuộc quận Cầu Giấy, chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch, song song với đường Láng.

Nguyễn Khang là một trong nhiều danh nhân lịch sử đã được chọn lựa để đặt tên đường phố tại Hà Nội. Đây cũng chính là một trong những cách mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam ghi nhớ sự đóng góp của Nguyễn Khang với đất nước.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.