Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hoàng Quốc Việt là một trong những tuyến đường quan trọng tại Hà Nội. Con đường này mang tên của Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam.

1. Đường Hoàng Quốc Việt nằm ở đâu?

Tại thủ đô Hà Nội, đường Hoàng Quốc Việt được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đặt cho đoạn đường kéo dài từ đường Bưởi (dốc Bưởi) đến đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy.

2. Đường Hoàng Quốc Việt được đặt tên khi nào, dài và rộng bao nhiêu?

Đường Hoàng Quốc Việt có chiều dài 2.700m, chiều rộng 25m. Đây là đường mới mở từ năm 1996 chạy qua đất các xã Nghĩa Đô (đoạn đầu) và Cổ Nhuế (đoạn cuối), cả hai xã đều thuộc huyện Từ Liêm, nay là phường Nghĩa Đô và phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Tên đường Hoàng Quốc Việt được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đặt chính thức vào tháng 7 năm 1996.

3. Tại sao lại đặt tên là đường Hoàng Quốc Việt?

Hoàng Quốc Việt là ai?

Hoàng Quốc Việt (1905–1992)  tên thật là Hạ Bá Cang, sinh ngày 28/5/1905 tại làng Đáp Cầu, tổng Đỗ Xá, huyện Vừ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Ông tham gia các phong trào cách mạng từ năm 1925, cùng hoạt động với Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự. Năm 1925 tham gia phong trào bãi khoá và biểu tình phản đối chính quyền thực dân kết án tử hình nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Vài nét về Hoàng Quốc Việt
Vài nét về Hoàng Quốc Việt

Năm 1928, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông được tổ chức cử vào Nam Kỳ hoạt động cách mạng bí mật. Năm 1930 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng bị Pháp bắt và xử tù chung thân đến năm 1936 thì được trả tự do.

Năm 1937, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.

Năm 1941, ông tham dự Hội nghị VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương và được bầu làm Ủy viên Thường vụ Trung ương. Ông tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám, sau đó được cử vào Nam công tác.

Tại Đại hội II Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận – Mặt trận, và giữ cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.

Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam

Năm 1960, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt – Trung.

Đồng chí giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong 16 năm liền từ 1960-1976. Ông là người có những đóng góp quan trọng tạo lập vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong thể chế Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Ông mất ngày 25 tháng 12 năm 1992, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. Trước những đóng góp to lớn của đồng chí Hoàng Quốc Việt, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng Huân chương Sao vàng cùng nhiều huân chương khác cho ông.

Với toàn thể nhân dân Việt Nam thì những đóng góp của đồng chí với sự nghiệp cách mạng, đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước của đồng chí Hoàng Quốc Việt sẽ mãi được mọi thế hệ ghi nhận. Và cung đường mang tên Hoàng Quốc Việt là cách mà nhà nước và nhân dân Việt Nam ghi nhớ công lao của ông.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.