Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thời xưa, khi chưa có các loại xe chiến đấu hiện đại, vũ khí vẫn còn thô sơ thì chiến mã là một trong những yếu quan trọng quyết định thắng bại. Nhiều chiến mã tốt vẫn được lưu tên đến ngày nay.

Chiến mã là gì?

Chiến mã là ngựa sử dụng trong chiến tranh thời xưa, nó thường gắn liền với tên chủ nhân – người sử dụng trên chiến trường. Theo quan niệm Đông phương, hình ảnh những dũng tướng trên lưng ngựa phi nước đại ra sa trường là biểu tượng của sức mạnh, sự thần tốc và lòng kiêu hãnh. Sự tồn tại của nó có thể quyết định cho sự phát triển của cả một đế chế, thậm chí là thay đổi lại toàn bộ lịch sử thế giới chẳng hạn như lực lượng kỵ binh du mục mà tiêu biểu là kỵ binh Mông Cổ.

Ngựa chiến sử dụng trong chiến tranh thời xưa
Ngựa chiến sử dụng trong chiến tranh thời xưa

Ở chiến trường, người ta coi trọng vai trò của ngựa sánh ngang với con người, ngựa được coi là chiến mã và bảo mã là sinh mệnh của võ tướng. Trong binh pháp phương Đông, việc sử dụng chiến mã và đánh trận bằng kỵ binh chủ yếu dựa vào phương châm “Tốc chiến, tốc quyết”, đánh nhanh, rút lui nhanh và tận dụng yếu tố bất ngờ.

Những chiến mã nổi tiếng lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam nổi tiếng nhất là ngựa sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương. Con ngựa này được bọc sắt, thân hình cao lớn, có thể phi nhanh, khạc lửa và bay lên trời.

Ngựa sắt cùng Thánh Gióng bay lên trời
Ngựa sắt cùng Thánh Gióng bay lên trời

Mặt khác, khi nói đến ngựa chiến nổi tiếng Việt Nam thì không thể quên những con chiến mã của các danh tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm hay ngựa của vua chúa.

Chiến mã Song Vỹ Hồng 

Song Vỹ Hồng là con chiến mã có bộ lông loại ngựa Hồng Lão với đuôi dài chia ra hai màu: hồng một bên và trắng một bên. Khi nó cất vó phi, trông như con thần-mã có hai đuôi, nên được gọi là Song Vỹ Hồng, nghĩa là ngựa Hồng Hai Ðuôi. Nó là con ngựa chiến của Lý Thường Kiệt, vị danh tướng Việt đã từng bình Chiêm, đánh Tống chiếm Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).

Chiến mã Nê Thông

Nê Thông  là con chiến mã có màu sắc lông cực kỳ quý hiếm với sự pha trộn màu sắc thật kỳ diệu của ba màu trắng, đen và xanh. Nó là chiến mã của Hoàng Ðế Trần Duệ Tông khi thân chinh đi điếu phạt Chiêm Thành năm Ðinh Tỵ 1377.

Chiến mã Bạch Long Câu

Bạch Long Câu của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, là một con tuấn mã chân cao, long thon, dáng đẹp và dõng mãnh. Nó thuộc loại “Ngựa Hạc”, có lông trắng như tuyết, bờm và đuôi lông dài mượt như tơ. Nó chạy nhanh như gió, với nước đại nhẹ nhàng như bay.

Chiến mã Xích Kỳ

Xích Kỳ (ngựa Bắc Thảo, cống phẩm Cao Miên) của Tả Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết (cướp đoạt được của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), con tuấn mã này thuộc loại “Ngựa Tía”, lông màu đỏ, bờm kỳ và đuôi lông đen huyền.

Chiến mã Ô Du

Ô Du của Đại Tướng Đặng Xuân Phong, một con ngựa sắc lông đen nhánh như mun thuộc loại “Ngựa Ô Quạ” nên được gọi là Ô Du (Con Quạ Rong Chơi). Bốn chân thon nhỏ như chân nai, lúc đi thì khoan thai uyển chuyển như cọp, lúc chạy thì thoăn thoắt như bay.

Chiến mã Ngân Câu (Huyết Hãn Mã) 

Ngân Câu (Huyết Hãn Mã) của Nữ Tướng Bùi Thị Xuân. Con ngựa ấy lông toàn sắc trắng, vóc to, sức mạnh, thuộc loại “Ngựa Kim” nên được đặt tên là Ngân Câu.

Chiến mã Hồng Lư (Huyết Hãn Bảo Câu)

Hồng Lư (Huyết Hãn Bảo Câu) của Danh Tướng Lý Văn Bưu, thuộc loại “Ngựa Hồng Lão”, sắc lông của nó toàn màu nâu hồng ánh vàng tuyệt đẹp. Thoạt nhìn thì như ngựa bình thường, chân cao lỏng khỏng, bụng thon ốm như đói cỏ nhưng khi nhìn kỹ thì thấy có nét đặc biệt, đầu như đầu Lừa nên được gọi là Hồng Lư.

Hồng Lư tánh tình hay trở chứng, muốn đi thì đi, muốn chạy thì chạy, chẳng ai điều khiển được. Nó thuộc loại ngựa bất kham, chỉ riêng chủ mới điều khiển được dễ dàng mà thôi. Một tiếng hí của Hồng Lư cất tiếng thi các ngựa khác đều hoảng sợ bỏ chạy.

Từ chiến mã cũng xuất hiện trong một bài hát thời kháng chiến khiến mỗi lần chúng ta nghe lại đều cảm thấy xúc động:

“Bao chiến sĩ anh hùng
Lạnh lùng vung gươm ra sa trường.
Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay người.
Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời.
Ngựa phi nơi xa kìa nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng.

Là trang nam nhi
Quyết chiến sa trường
Sống thác coi thường
Mong xác trăm da ngựa bọc thân thể trai
Bừng nghe dư âm mênh mông
Khúc anh hùng ca reo nơi biên cương
Bao chiến mã lên đường
Giục lòng dân quân thi can trường”

(Bài hát: Chiến sĩ Việt Nam)

Hình ảnh Đại tướng cùng chiến mã trên chiến trường năm xưa
Hình ảnh Đại tướng cùng chiến mã trên chiến trường năm xưa

3. Những chiến mã nổi tiếng lịch sử tam quốc

Tam Quốc Diễn Nghĩa là tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng, gần như ai cũng biết đến nó. Trong bộ tiểu thuyết này, không chỉ tôn vinh các danh tướng mưu lược mà những con chiến mã họ sử dụng cũng không phải loại thường.

Chiến mã Xích Thố

Ngựa Xích Thố được mô tả dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông khác màu, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.

Ngựa Xích Thố từng qua tay nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác, tướng nhà Đông Hán. Sau vì muốn thu phục Lữ Bố, Đổng Trác đã đem tặng cho Lữ Bố. Khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố lại về tay Tào Tháo. Tào Tháo muốn thu phục Quan Vân Trường đã bắt chước Đổng Trác tặng tuấn mã cho Quan Vân Trường.

Sau khi Quan Vũ mất, Xích Thố lại rơi vào tay một tướng khác là Mã Trung nhưng lần này nó không ngoan ngoãn để mình bị trao tay thêm lần nữa. Ngựa Xích Thố đã tuyệt thực để đi theo Quan Vân Trường.

Chiến mã Ô Vân Đạp Tuyết

Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh.

Chiến mã Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử

Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử là con ngựa có lông trắng như tuyết, ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử. Buổi tối con ngựa này phát ra ánh sáng trắng bạc nên có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử. Tương truyền một ngày ngựa có thể đi cả nghìn dặm.

Con ngựa này của Triệu Vân (Triệu Tử Long). Ông mỗi lần xuất quân đều cưỡi Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử. Một lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi vào cái hố bẫy sẵn của địch, tưởng như không thoát được, nhưng sức của con Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử rất lớn, nó nhảy thoát được khỏi miệng hố cứu chủ nhân của mình.

Chiến mã Đích Lư

Con Đích Lư của Lưu Bị thời đấy được xem là con ngựa quý nhưng lại có tướng sát chủ. Dù nhiều người khuyên Lưu Bị không nên dùng con ngựa này, thậm chí có người nói nên giết đi nhưng Lưu Bị yêu quý con ngựa theo mình bao năm. Ông để ngoài tai hết và vẫn cưỡi con ngựa này.

Khi bị một tướng của Lưu Biểu là Sái Mạo truy sát, Lưu Bị vội chạy ra ngoài với tuấn mã Đích Lư. Quân Sái Mạo chạy sát theo sau, Lưu Bị vội chạy trốn nên bị lạc đường. Khi ông chạy đến suối Đàn Khê thì cùng đường, phía trước là suối, phía sau là quân của Sái Mạo đang đuổi tới.

Hết đường, Lưu Bị lúc này nhớ đến lời cảnh báo rằng ngựa Đích Lư sát chủ liền quất mạnh vào lưng ngựa và hét lên: “Đích Lư! Đích Lư! Hôm nay ngươi hại ta đi!” Đúng lúc này ngựa Đích Lư bất ngờ tung mình nhảy một phát sang bên kia suối, cứu Lưu Bị thoát chết.

Chiến mã Tuyệt Ảnh

Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được. Trong một lần bị trúng kế của kẻ thù, suýt nữa mất mạng, may có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài. Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã.

Đến nay, ngựa không còn được sử dụng làm chiến mã trong chiến tranh mà được nuôi thanh ngựa đua, kéo hàng hóa và một số nơi vẫn sử dụng làm phương tiện di chuyển.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.