Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ nổi tiếng trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bà đã có nhiều cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà với những tác để đời.

Xuân Quỳnh là ai?

Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh ngày 6/10/1942 tại xã Văn Khê – Hà Đông – Hà Tây . Tên khai sinh của bà là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà nhà thơ nổi tiếng nhất trong danh sách Nhà thơ tình Việt Nam.

Bà sinh ra trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, nên Xuân Quỳnh lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của bà.

Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh qua đời ngày 29 tháng 8 năm 1988 sau một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố).

Chồng của Xuân Quỳnh là ai?

Người chồng đầu tiên của nữ sĩ Xuân Quỳnh là một người đàn ông tài năng của Đoàn văn công nhân dân trung ương – Nghệ sĩ Violon Lưu Tuấn. Hai người quen nhau khi là đồng nghiệp của nhau, Xuân Quỳnh là diễn viên múa, còn Lưu Tuấn là nhạc công kéo violon. Hai người có chung với nhau một người con trai là Lưu Tuấn Anh. Sau đó, vì không hợp nhau mà họ đã quyết định đường ai nấy đi. Mối tình này tuy ngắn ngủi nhưng cũng ghi một dấu ấn sâu sắc với cuộc đời của chị.

Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ. Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ.

Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Trước khi có nhau, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã trải qua rất nhiều gian truân, lận đận. Bằng tình yêu vượt lên trên tất cả, họ cũng đến được với nhau. Sự ra đời của con trai Lưu Quỳnh Thơ là sự kết tinh đẹp đẽ của tình yêu ấy. Nhưng một vụ tai nạn giao thông thảm khốc năm 1988 đã cướp cả gia đình hạnh phúc của Xuân Quỳnh.

Xuân Quỳnh đã sống hết mình vì gia đình ra sao?

Xuân Qùynh bên gia đình
Xuân Qùynh bên gia đình

Khoảng thời gian Xuân Quỳnh sống cùng Lưu Quang được nhận xét là nhọc nhằn nhưng hạnh phúc nhất. Khi ấy, bà và Lưu Quang Vũ sống cùng ba người con: Tuấn Anh (con của Xuân Quỳnh với người chồng trước là nghệ sĩ Lưu Tuấn), Kít (Lưu Minh Vũ – con riêng của Lưu Quang Vũ với vợ đầu Tố Uyên), Mí (Lưu Quỳnh Thơ – con chung của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ).

Trong thời buổi thiếu thốn chung của toàn xã hội, Xuân Quỳnh luôn phải gói ghém, chu toàn cho gia đình. Nữ sĩ chăm lo, nhường nhịn mọi điều. Cả gia đình 5 người sống trong căn phòng 6 m2. Tối tối, Xuân Quỳnh nhường chồng chiếc bàn, còn bản thân thì trải giấy ra sàn mà viết. Buổi tối, cả nhà cùng ngủ trên sàn. Vì vậy, mong ước của Xuân Quỳnh là được ngủ trên giường.

Về sau này, khi công việc của Lưu Quang Vũ khởi sắc, đời sống của gia đình dần tốt hơn, họ được phân một căn hộ mới ở Ngọc Khánh. Nhưng về nhà mới chưa được bao lâu thì tai nạn khốc liệt ập đến. Những mong mỏi của Xuân Quỳnh vì thế vẫn chưa thành hiện thực.

Tuy vất vả, song đời sống tinh thần của Xuân Quỳnh với gia đình, người thân và bạn bè lúc nào cũng đầy ắp tình cảm. Suốt tuổi thơ mồ côi mẹ, không được ở cạnh cha nên Xuân Quỳnh luôn khát khao tình cảm gia đình. Vì thế khi có con, Xuân Quỳnh luôn hết mực yêu thương, chăm sóc.

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh như thế nào?

Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam. Bà là tác giả của nhiều bài thơ tình nổi tiếng như: Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh… Các tác phẩm thơ như “Sóng”, “Truyện cổ tích về loài người” của bà đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông để giảng dạy.

Bà được ví như một cành hoa tươi mọc tươi tốt trong cánh rừng bom đạn. Trong khi các nhà thơ khác đang mải mê sáng tác về tinh thần yêu nước và ngợi ca tinh thần chiến đấu anh hùng của dân tộc thì bà lại tìm cho mình một cảm hứng mới đó là nỗi niềm của sóng. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau, khi hạnh phúc đắm say, có lúc lại đau khổ, suy tư. Hai bài thơ “Thuyền và biển” và “Thơ tình cuối mùa thu” của bà đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành công.

Năm 2001, Xuân Quỳnh đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với một số tập thơ nổi tiếng được xuất bản: Hoa dọc chiến hào; Gió Lào, cát trắng; Tự hát; Bầu trời trong quả trứng. Bà cũng là hội viên, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

Suốt cả cuộc đời, Xuân Quỳnh gửi gắm hết tâm sự của mình qua những vần thơ dạt dào tình cảm. Người phụ nữ ấy để lại cho hậu thế những bài thơ tình đầy hạnh phúc đắm say, khi ưu tư trăn trở, những vần thơ thiếu nhi trong trẻo tươi sáng.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.