Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lễ mừng giải phóng thủ đô Hà Nội là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Vậy ai là người đã vinh dự được đảm nhiệm công việc kéo Quốc kỳ tại buổi lễ? Cùng tìm hiểu nhé.

Người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên là ai?

Câu trả lời chính là ông Nguyễn Quốc Trị (1921 – 1967) là một trong 4 anh hùng quân đội đầu tiên của Việt Nam. Ông sinh năm 1921, tại làng Phượng Kỷ, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ngày 19 tháng 5 năm 1952.

Năm 1951, tại Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, Nguyễn Quốc Trị đã được chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng là một trong những Anh hùng LLVT nhân dân được phong đầu tiên của Quân đội ta.

Đặc biệt, tại buổi lễ chào cờ lịch sử ở kỳ đài Thủ đô Hà Nội ngày 10-10-1954, Nguyễn Quốc Trị được vinh dự kéo quốc kỳ, lúc này, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ Đô thuộc Đại đoàn Quân Tiên Phong về tiếp quản Hà Nội.

Quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Quốc Trị như thế nào?

Trước Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Quốc Trị tham gia hoạt động chống chính sách bắt dân làm phu, nên bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1944, Nhật thế chân Pháp ở Việt Nam, ông cùng các anh em phá ngục, xung phong vào đội tự vệ tiên phong chống Nhật. Trong trận tham gia đánh Nhật đầu tiên, ông cùng tiểu đội diệt 10 tên giặc, đốt 5 xe.

Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia bộ đội chủ lực. Cuối năm 1946 – đầu năm 1947, ông xung phong tham dự nhiều trận đánh ở Vinh, Huế, Đông Hà cùng đội diệt hàng trăm và bắt sống nhiều địch. Ông diệt 19 lính Pháp và 2 lính Nhật.

Trong Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy một trung đội đánh hai trung đội của Trung đoàn Lơ-pa-giơ, diệt và bắt 22 người, cùng đơn vị phá gãy kế hoạch hợp quân của Pháp, tạo chia cách, mất thế quân bình, hàng ngũ hoang mang dẫn đến tan rã.

Người anh hùng thi đua giết giặc lập công Nguyễn Quốc Trị đã đánh 95 trận từ Bình Trị Thiên đến Việt Bắc, tự mình diệt hơn 200 tên giặc, bị thương nặng 5 lần mà vẫn không rời bộ đội.

Nguyễn Quốc Trị hy sinh khi nào và ở đâu?

Năm 1967, Thượng tá Nguyễn Quốc Trị là Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu 4, trong một lần về nhà, ông đến thăm, động viên bộ đội pháo cao xạ trước làng Phượng Kỷ. Mặc dù biết trước đường đang có bom nổ chậm nhưng ông nghĩ “biết bom nổ khi nào mà chờ”, trong khi giữa những giây phút cực kỳ khó khăn, bộ đội cần được động viên kịp thời. Vậy là ông quyết đi, đi trong tiếng nổ của bom thù và ông đã bị trúng bom, trút hơi thở cuối cùng trên đất mẹ thân yêu.

Năm 2002, chị Nguyễn Thị Phương Lan, con gái anh hùng Nguyễn Quốc Trị ra Hà Nội công tác, vào chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi nhắc đến anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết mấy lời khen ngợi: “Tôi nhớ mãi hình ảnh của anh hùng Nguyễn Quốc Trị, người chiến sĩ “nhanh như sóc, mạnh như hổ”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao phó, để lại tấm gương sáng cho các cán bộ và chiến sĩ Lực lượng vũ trang ta”.

Sáng ngày 26/1/ 2019, tại thành phố Hà Nội đã đặt tên một tuyến phố mới mang tên phố Nguyễn Quốc Trị dài 1.240m, đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh, đến đường cạnh ô đất C2-C4 Khu đô thị Nam Trung Yên. Việc đặt tên tuyến phố mới mang tên người anh hùng dân tộc của Việt Nam đầu tiên này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh hiệu quả tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa, bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong các thế hệ sau.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.