Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ngô Đình Mẫn được biết đến là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của mảnh đất Hà Đông nay thuộc Hà Nội. Ông hoạt động cách mạng sôi nổi, có nhiều cống hiến cho đất nước. Cùng tìm hiểu về người hùng này qua bài viết dưới đây.

Ngô Đình Mẫn là ai?

Ngô Đình Mẫn- ông chính là một trong những người cộng sản đầu tiên của mảnh đất Hà Tây cũ, nay là Hà Đông- Hà Nội. Ông sinh năm 1905- hi sinh năm 1933 tại nhà tù Sơn La.

Ngô Đình Mẫn
Người chiến sĩ cộng sản Ngô Đình Mẫn

Ngô Đình Mẫn quê ở La Khê Tây, xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là xã Văn Khê thuộc quận  Hà Đông, Hà Nội. Ông là người đứng đầu danh sách các liệt sĩ ghi danh trên bia mộ tại nhà tù Sơn La. Và hơn hết, ông là một tấm gương sáng về tinh thần anh dũng, bất khuất, một chiến sĩ cộng sản tuyệt đối trung thành với Ðảng, với cách mạng, nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng của ông còn được ít người biết đến.

Quá trình hoạt động cách mạng của Ngô Đình Mẫn như thế nào?

Thuở nhỏ, Ngô Đình Mẫn đi học ở Trường tiểu học Hà Đông. Khoảng năm 1920, gia đình rời quê ra Hà Nội sinh sống. Ông vốn thông minh, có chí tiến thủ, học tập tốt. Sau khi tốt nghiệp Sơ học yếu lược, Ngô Đình Mẫn vào học trường Kỹ nghệ thực hành là trường đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Trong thời gian này, Ngô Đình Mẫn đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia các hoạt động yêu nước như để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, bãi khóa đấu tranh đòi thả nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu.

Tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ thực hành, Ngô Đình Mẫn vào làm tại phòng in can kỹ thuật hãng sửa chữa ôtô Aviat ở phố  Ngô Quyền, Hà Nội. Tại đây, với phong trào giai cấp công nhân đang phát triển và trưởng thành nhanh chóng, với nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước, lại giác ngộ qua sách báo tiến bộ. Năm 1926, Ngô Đình Mẫn gia nhập Đảng Tân Việt – tức Việt Nam Cách mạng đồng chí hội.

Năm 1929 được tín nhiệm bầu vào ban lãnh đạo kỳ bộ Bắc Kỳ của Đảng Tân Việt.

Sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930, ông Ngô Đình Mẫn tiếp tục là Xứ ủy Bắc Kỳ. Khi ấy, phong trào Bình Dân ở Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng đã bố trí ông Ngô Đình Mẫn làm thủy thủ một tàu biển sang Pháp để mở đường liên lạc với Đảng Cộng sản Pháp nhưng sau tàu này chuyển hướng chạy Hải Phòng – Mỹ nên Ngô Đình Mẫn lại rời tàu về hoạt động phụ trách công tác tài chính và chỉ đạo Hải Phòng.

Cuối năm 1930, Xứ ủy chuyển xuống Hải Phòng, chủ trương tổ chức Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1931) rầm rộ để đẩy mạnh phong trào của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành phố Cảng, ông Ngô Đình Mẫn là người hăng hái hoạt động và trực tiếp chỉ đạo công tác này.

Do có sự phản bội nên địch bố trí lực lượng lớn từ Hà Nội xuống phối hợp với mật thám Hải Phòng tổ chức vây ráp, bắt bớ và đã bắt được Ngô Đình Mẫn cùng nhiều đồng chí khác, đưa về Hà Nội.

Liên tục tra tấn, xét hỏi trong mấy tháng trời, nhưng thực dân Pháp không khai thác được gì ở Ngô Đình Mẫn. Tháng 10/1931, địch buộc phải mở phiên tòa Hội đồng đề hình tại Trụ sở Tòa án Hà Nội để xử, hòng trấn áp phong trào cách mạng.

Hội đồng xét xử đã xử riêng Ngô Đình Mẫn chủ mưu một số vụ án hình sự tại Hà Nội, Hải Phòng. Nhưng với phong cách trình bày dõng dạc, luận điểm đanh thép, Ngô Đình Mẫn và các đồng chí đã phá tan âm mưu của địch bôi xấu Đảng Cộng sản. Một mặt, ông dũng cảm nhận đã hoạt động cho Đảng nhằm đánh đổ chế độ thuộc địa áp bức, một mặt đanh thép vạch rõ sự vu cáo của địch.

Không thể khuất phục được người Cộng sản kiên cường ấy, cũng không thể bôi nhọ được chân lý sáng ngời của Đảng Cộng sản Việt Nam, phiên tòa đề hình đã phải hoãn tuyên án từ  2 giờ chiều đến 8 giờ tối ngày 17/10/1931 để bàn riêng, rồi tuyên án: Ngô Đình Mẫn án: Khổ sai chung thân.

Cuối năm đó, thực dân Pháp đã đày Ngô Đình Mẫn cùng 90 người chiến sĩ cộng sản khác lên nhà tù Sơn La. Tại đây, Ngô Đình Mẫn tiếp tục phát huy khí phách người Cộng sản, tham gia đẩy mạnh các hoạt động trong tù. Với trình độ chính trị và kinh nghiệm đấu tranh tích lũy được, Ngô Đình Mẫn đã bồi dưỡng cho các đồng chí trong tù và được mọi người rất quý trọng.

Do chế độ nhà tù quá khắc nghiệt, do bọn địch cố tình muốn hãm hại ông nên mặc dù đang trong tuổi thanh niên, có sức vóc to lớn Ngô Đình Mẫn đã mắc bệnh nặng và hy sinh trong nhà tù Sơn La năm 1933, khi đó ông mới 26 tuổi.

Ngày nay, tại nhà tù Sơn La, cạnh cây đào và bia mộ đồng chí Tô Hiệu, trên bia lớn ghi danh các liệt sĩ tại nhà tù, họ tên Ngô Đình Mẫn, quê La Khê, Hà Đông được ghi đầu tiên.

Ngô Đình Mẫn có ảnh hưởng như thế nào tới quê hương ông?

Là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, gan dạ của vùng đất Hà Tây cũ (Hà Đông ngày nay, tại nhà thờ họ Ngô ở La Khê từ lâu đã có ảnh và bàn thờ riêng để các dịp xuân tế, giỗ họ hàng năm, con cháu dâng hương tưởng nhớ liệt sĩ Ngô Đình Mẫn.

Năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 144-CT/KT công nhận Ngô Đình Mẫn là liệt sĩ tiền bối cách mạng.

Nhân kỷ niệm ngày sinh ông Ngô Đình Mẫn, con cháu họ tộc Ngô – La Khê, nhân dân xã Văn Khê mong chờ thành phố trẻ Hà Đông, đang trên đà phát triển, mở rộng. Năm 2018, một đường phố tại quận Hà Đông mang tên Ngô Đình dài 600m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lê Trọng Tấn, đến đoạn giao phố Lý Tự Trọng, cạnh sân bóng La Khê và di tích Bia Bà. Tên tuyến phố này chính là để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên và nhân dân TP Hà Đông, xã Văn Khê tưởng nhớ, học tập gương anh dũng kiên cường của liệt sĩ tiền bối cách mạng, một trong những người Cộng sản đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và của tỉnh Hà Tây cũ.

Trong giai đoạn lịch sử khốc liệt nhất, chiến sĩ Cộng sản Ngô Đình Mẫn đã hy sinh tại nhà tù Sơn La. Ðây là sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ nhưng vô cùng anh dũng, bất khuất của các vị tiền bối. Tên của ông đã được lựa chọn để đặt cho một đường phố tại quê hương. Ông là một tấm gương sáng về tinh thần anh dũng, bất khuất, một chiến sĩ cộng sản tuyệt đối trung thành với Ðảng, với cách mạng.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.