Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đường Trương Định mang tên gọi của vị Bình Tây Đại Nguyên soái- một trong những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.

1. Đường Trương Đinh nằm ở đâu?

Phố Trương Định ở Hà Nội ngày nay nằm ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phố này Hướng tây nam giao và tiếp giáp với Giải Phóng, hướng đông bắc tiếp giáp với Bạch Mai. Các tuyến phố cắt ngang là phố Đại La, Minh Khai, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Đức Cảnh, Kim Đồng, Giáp Bát.

2. Đường Trương Định được đặt khi nào, dài bao nhiêu?

Phố Trương Định là tuyến phố mới mở sau năm 1964, theo con đường thiên lý cũ từ trạm Hà Mai của làng Hoàng Mai đến Đuôi Cá, qua Tương Mai, Giáp Nhất (làng Sét). Phố Trương Công Định, tên cũ là phố Cổ Tân, từ những năm 1945-1946.

Hiện nay phố Trương Định kéo dài khoảng 2.3km, là một tuyến phố có mật độ dân cư đông ở Hà Nội. Mặt phố này bày bán đa dạng các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.

3. Tại sao lại đặt tên là đường Trương Định?

Tên phố Trương Định chính là lấy từ tên của vị thủ lĩnh chống Pháp sôi nổi của dân tộc. Trương Định còn có tên là Trương Công Định, ông sinh năm 1820 ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi).

Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi cho đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, vào Gia Định (thời vua Thiệu Trị).

Đôi nét về Trương Định
Đôi nét về Trương Định

3.1. Vị thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Trương Định là người trí dũng song toàn. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, ông đã đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập lập ấp ở Gò Công, Gia Định. Với công lao đó, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên dân chúng còn gọi ông là Quản Định.

Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh.

Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa quân rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.

Sau khi ký hoà ước Nhâm Tuất, triều đình Huế cắt 03 tỉnh miền Đông Nam Kỳ giao cho Pháp. Trước sự nhu nhược của Tự Đức, Trương Định cương quyết chống lại lệnh của triều đình, ở lại Gò Công, Mỹ Tho tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và cùng nhân dân chống Pháp.

Nghĩa quân và nhân dân tôn Trương Định làm Bình Tây đại Nguyên soái. Ông là người thương dân chân thành và yêu nước nồng nàn, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh, quyết tâm chống giặc Pháp xâm lược đến cùng.

Trương Định từng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lau làm cờ, chặt tầm vông làm vũ khí. Dứt khoát không bao giờ ngừng chống bọn giặc cướp nước”.

Trong tuyên ngôn công bố với triều đình và nhân dân, Trương Định thể hiện lập trường và quyết tâm chống Pháp, bảo vệ đất nước của người thủ lĩnh nghĩa quân và của nhân dân Việt Nam.

Lúc này, lực lượng nghĩa quân của Trương Định lên đến gần 6.000 người. Ông được những người chủ chiến ở triều đình, cũng như các nhân sĩ và nhân dân ủng hộ.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị, cùng nhiều danh sĩ ở Nam kỳ nhiệt tình ủng hộ Trương Định trong công cuộc chống Pháp. Trương Định đã liên kết được với các lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Đỗ Đình Thoại… cùng phối hợp tổ chức các trận đánh Pháp.

Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định mở rộng từ Gò Công đến Chợ Lớn, Gia Định, từ biển đông đến biên giới Campuchia.

Ngày 26/02/1863, Pháp mở đợt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Trương Định buộc phải rút quân về Biên Hoà lập căn cứ ở Lý Nhơn và đưa một bộ phận nghĩa quân về Thủ Dầu Một – Tây Ninh để tiếp tục chiến đấu.

Để tìm hiểu rõ hơn về Trương Định mời bạn tham khảo bài viết Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai?

3.2. Dùng tính mạng để bảo vệ khí tiết

Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Do sự phản bội của Huỳnh Tấn, tên này trước kia từng theo ông chống Pháp đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến về làm tay sai cho Pháp.

Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, không may ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Khi ấy, ông 44 tuổi.

Cuộc khởi nghĩa chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược của Trương Định chỉ trong thời gian ngắn từ năm 1859 đến 1864 đã trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta. Và, Trương Định đã trở thành người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống giặc Pháp xâm lược.

3.3. Sau khi chết ông được nhân dân tôn thờ

Sau khi Trương Định mất vào ngày 20/8/1864, bà Trần Thị Sanh là người vợ thứ của Trương Định và nhân dân mang Ông về an táng rất trọng thể, tại một địa điểm thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964, ngôi mộ và đền thờ Ông được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp đến ngày nay.

Ngoài mộ và đền thờ tại thị xã Gò Công, nhân dân còn lập một đền thờ tại xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông, nơi được gọi là “Đám lá tối trời” mà Trương Định và nghĩa quân từng làm căn cứ chống Pháp để thờ Ông.

Di tích mộ và đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 30/8/1987. Còn đền thờ Trương Định ở xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2004.

Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm với mục đích hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của tiền nhân đối với dân tộc và đất nước.

3.4. Là một trong 14 danh nhân họ Trương tiêu biểu nhất thời phong kiến 3 miền, tôn vinh tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam

Trương Định cũng được hậu thế tôn vinh tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam thuộc thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đền Trương là nơi thờ những người họ Trương nổi tiếng có công trong lịch sử đã khuất như Ngọc Hoàng Thượng đế Trương Hữu Nhân, Thái phó Trương Hán Siêu,…

Đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gò Công và miền Nam xem Trương Định là người anh hùng dân tộc. Và, là vị thần bảo hộ cuộc sống của mình. Từ ngày Trương Định hy sinh vì đất nước đến nay đã tròn 155 năm (1864 – 2019)

Con đường Trương Định mang tên ông giữa lòng thủ đô đã được gần 60 năm và vai trò lịch sử của ông- người anh hùng dân tộc sẽ mãi mãi được các thế hệ sau khắc ghi.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.