Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Có thể bạn chưa biết rằng những thời khắc lịch sử trong cuộc đời Bác Hồ luôn gắn liền với những con số 9 vô cùng đặc biệt mà lại hoàn toàn ngẫu nhiên. Cùng tìm hiểu về những cột mốc này trong bài viết sau.

Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy cuộc đời Bác Hồ có một điều hết sức thú vị đó là vào những thời khắc lịch sử của dân tộc, Bác Hồ luôn gắn với số 9 một cách rất vô tình và hoàn toàn tự nhiên, có thể coi đây là con số may mắn gắn liền với những dấu mốc lịch sử trong cuộc đời Bác.

Ngày sinh của Bác Hồ gắn liền với số 9

Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (ở thế kỷ 19) ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Tên Hồ Chí Minh cũng được ghép lại bởi 9 âm tiết

Tên Người – Hồ Chí Minh cũng được ghép lại bởi 9 âm tiết. Nguồn gốc tên Hồ Chí minh như sau:

Cuối tháng 9.1938, Nguyễn Ái Quốc được nữ đồng chí Vaxiliepva và đồng chí Manuinxki giúp đỡ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Cuối năm 1942, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II chuyển sang bước ngoặt mới đã phân chia thành hai chiến tuyến giữa phát xít và đồng minh. Nhận thấy vận mệnh của một dân tộc phải gắn liền với thế giới, phải có sự liên minh quốc tế, trước mắt cần liên minh với người bạn láng giềng Trung Quốc để chống phát xít, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi công tác nước ngoài.

Ngày 27.8.1942, trên đường đến xã Túc Vinh, Quảng Tây, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã bị tuần cảnh ở trụ sở xã của Quốc dân Đảng bắt giữ. Khi kiểm tra giấy tờ tùy thân, có giấy giới thiệu Phân hội Việt Nam của Hiệp hội quốc tế phản xâm lược, thẻ thông tấn viên đặc biệt của Quốc tế văn xã; giấy thông hành quân dụng của văn phòng Tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp… Tất cả giấy tờ đều mang tên Hồ Chí Minh được cấp từ năm 1940, nay đã hết hạn sử dụng. Chúng nghi Người là gián điệp bèn bắt giải lên Tĩnh Tây nộp cho văn phòng Quế Lâm của Ủy ban quân sự chính phủ Quốc dân Đảng để điều tra xét hỏi vì một người Việt Nam có nhiều giấy tờ quan trọng do Trung Quốc cấp là đáng khả nghi. Từ đó đến tháng 1.1941 – Người trở về Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc trải qua 28 tháng trên đất nước Trung Quốc và tên gọi Hồ Quang, Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc hành trình lịch sử này. Bí danh Hồ Chí Minh xuất hiện từ năm 1940, dần trở thành chính danh luôn đi liền với tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vang vọng khắp năm châu.

Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời cách mạng, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng từ ngày đó, Người trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập

Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Bác có một câu nói nổi tiếng và đã trở thành quyết tâm của cả dân tộc: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” – (Câu nói này có 19 từ).

Bác Hồ có câu nói lịch sử tại đền Hùng ngày 19/9/1954

Trước khi vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, tại Đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bác đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong và Trung đoàn 57: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói lịch sử này được Bác nói vào ngày 19 tháng 9 năm 1954.

Bác Hồ kêu gọi đồng bào và chiến sĩ đánh thắng giặc Mỹ ngày 19/7/1966

Ngày 17 tháng 7 năm 1966, trong Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Bác Hồ đã nói một câu bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói này cũng chỉ có 9 từ và đã trở thành chân lý của thời đại.

Bác Hồ viết di chúc thường vào lúc 9h sáng

Theo giáo sư Hoàng Chí Bảo – người rất nổi tiếng trong lý luận chính trị và có nhiều nghiên cứu về cuộc đời Bác Hồ cho biết giữa khoảng thời gian Bác viết di chúc và thời gian Người về cõi vĩnh hằng có sự trùng hợp linh thiêng.

Bác Hồ viết di chúc vào lúc 9h sáng
Bác Hồ viết di chúc vào lúc 9h sáng

Trong cuốn hồi ký “Bác Hồ viết di chúc” của ông Vũ Kỳ (1921 -2005, Thư ký riêng của Bác Hồ) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1989, đã kể rất chi tiết về thời gian Bác dành để viết di chúc mà ông là người duy nhất được chứng kiến.

Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, vào sáng ngày 10/5/1965, ông được Bác dặn khi lên làm việc, lấy cho Bác mươi tờ giấy trắng và chiếc phong bì to. Buổi sáng hôm đó, sau khi ngồi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo về con đường chiến lược qua Lào, Bác đã căn dặn một số vấn đề.

Đúng 9 giờ sáng, Bác ngồi chăm chú viết những dòng đầu tiên vào tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để dặn lại mai sau. Hôm đó Bác viết những dòng mở đầu của di chúc. “Chọn một ngày tháng Năm, nhân dịp sinh nhật của mình; chọn đúng vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất trong một ngày; chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây…để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản, ung dung đến thế!”, hồi ký của ông Vũ Kỳ viết.

Theo GS –TS Hoàng Chí Bảo, Bác tâm sự 9 giờ là giờ minh mẫn, sáng suốt nhất của ngày làm việc. Bác dành giờ đó cho dân cho Đảng để dặn lại những điều cuối cùng, những điều sâu sắc, công phu và cao quý nhất.

Đặc biệt, trong Di chúc, Bác đã viết một đoạn rất xúc động về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình như sau: “Về việc riêng, suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Đoạn viết này cũng chỉ vỏn vẹn có 79 từ.

Ngày Bác Hồ mất cũng gắn liền với con số 9

Cũng theo GS –TS Hoàng Chí Bảo: “Bác qua đời cũng vào khoảng 9 giờ sáng ngày 2/9/1969, thọ 79 tuổi. Còn thông báo Lễ tang của Đảng và Nhà nước nói là 9 giờ 47 phút, nhưng theo giải thích của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đó là cộng cả giờ cấp cứu, 47 phút cấp cứu nhưng tim Bác không đập lại… Khi bàn tay các thầy thuốc rời ngực Bác, kim đồng hồ chỉ 9 giờ 47 phút nên Đảng và Nhà nước lấy giờ đó để thông báo. Còn thực ra 9 giờ, đúng với giờ viết di chúc là giờ tim Bác ngừng đập. Đây là sự ngẫu nhiên, nhưng sự trùng hợp này linh thiêng bởi vì xảy ra ở một vĩ nhân”.

Có một điều kỳ lạ và rất linh thiêng là ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945 – ngày lịch sử trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam cũng là Ngày Bác Hồ về cõi vĩnh hằng 24 năm sau đó (ngày 2 tháng 9 năm 1969). Lấy ngày sinh, tháng sinh cộng lại (19+5) thì đúng bằng thời gian Bác Hồ trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đôi điều bạn nên biết về số 9

Con số 9 có đặc điểm kì lạ là bất kỳ dãy số nào nhân với 9 đem cộng lại cũng cho kết quả cuối cùng là 9. Ví dụ: 4×9=36 (3+6=9); 9×9=81 (8+1=9); 54×9=486 (4+8+6=18 và 1+8=9)…

Trong tôn giáo và tâm linh, con số 9 được vận dụng ở nhiều lĩnh vực. Trước hết là xây dựng chùa, Phật giáo thường lấy con số 9 làm căn cứ để đăt số cột chùa chính. Hầu hết các chùa cổ ở miền Bắc có 18 cột, 27 cột, 36 cột, 45 cột… Nhiều chùa sắp đặt 9 ban thờ. Tại cố đô Huế, ngoài sân rồng đặt 9 đỉnh đồng lớn (cửu đỉnh).

Trong cơ thể con người, tạo hóa sinh ra cũng có nhiều hình thái ứng vào con số 9. Các cơ quan trong cơ thể luôn tiết ra 9 loại nước, dịch (gọi là cửu thủy): Nước mắt, nước mũi, nước bọt, nước dãi, nước tiểu, mồ hôi, dịch vị dạ dày, dịch vị gan – mật, dịch tụy. Còn theo Đông y, cơ thể con người có 9 chân khí tiên thiên: Thận khí, phế khí, can khí, tì khí, tâm khí, huyệt khí, tạng khí, dương khí và âm khí…”

Dù chúng ta không phải là những người duy tâm, nhưng hiện tượng của các sự kiện đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại hoàn toàn khách quan. Những sự trùng hợp ngẫu nhiên của những dấu mốc lịch sử trong cuộc đời Bác Hồ và dân tộc Việt Nam gắn liền với con số 9 may mắn vừa đặc biệt mà lại hết sức thú vị là những khám phá nho nhỏ khi chúng ta tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại của vị cha già dân tộc – Bác Hồ kính yêu.

4.1/5 - (7 bình chọn)
Share.

Comments are closed.