Hoa thiên lý là giống cây dây leo, được nhiều gia đình yêu thích và trồng trước sân nhà. Thế nhưng liệu trồng trước nhà có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới bạn câu hỏi có nên trồng hoa thiên lý trước nhà không và cách trồng hoa thiên lý.
Nội dung trong bài này
Có nên trồng hoa thiên lý trước nhà không?
Trước khi tìm hiểu xem có nên trồng hoa thiên lý trước nhà không thì chúng ta cùng tìm hiểu xem loài cây này có tác dụng và ý nghĩa như thế nào đối với đời sống nhé!
Tác dụng của trồng hoa thiên lý
Hoa thiên lý là loại cây lành tính, mang đến rất nhiều tác dụng cho người trồng. Cụ thể như sau:
Tạo bóng râm mát: Hoa thiên lý là cây thân leo, leo bằng ngọn, có chiều cao từ 2 – 5m, thường được trồng theo giàn, tạo bóng râm che mát sân vườn
Tạo bầu không khí trong lành: Hoa thiên lý có hương thơm dịu nhẹ rất đặc biệt, trồng trước nhà sẽ làm cải thiện bầu không khí, tạo không gian sống tươi mới, trong lành
Thực phẩm dinh dưỡng: Hoa thiên lý là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn như xào thịt bò, canh thiên lý, nộm hoa thiên lý,… Do đó trồng hoa thiên lý sẽ giúp bạn cải thiện bữa ăn gia đình thêm đậm đà và ngon miệng hơn
Làm thuốc chữa bệnh: Hoa thiên lý có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, chữa mất ngủ, giảm căng thẳng, đau nhức xương khớp, kháng viêm,…
Ý nghĩa của trồng hoa thiên lý
Hoa thiên lý được gắn liền với ý nghĩa của tình yêu chung thủy, sắt son, gắn bó suốt cuộc đời. Tình yêu ấy có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chông gai nhưng vẫn luôn hướng về phía nhau. Dù xa xôi cách trở vạn dặm cũng không thể nào chia lìa đôi lứa. Trồng hoa thiên lý trước nhà theo nghĩa đó cũng hàm ý mong muốn gia đình hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng bền chặt, yêu thương, gắn bó với nhau.
Từ những tác dụng và ý nghĩa mà hoa thiên lý đem lại thì việc trồng hoa thiên lý trước nhà là Tốt, Nên Trồng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên trồng hoa thiên lý nếu trước nhà là một khoảng sân rộng. Còn không có thì đừng nên trồng. Bởi khi trồng, bạn sẽ vô tình làm cản trở sự lưu thông của dòng khí theo phong thủy gây tác động xấu tới vận khí của gia chủ.
Những vị trí khác trồng hoa thiên lý
Đối với những ngôi nhà mặt phố, nhà chung cư không có khoảng sân rộng để làm giàn thì bạn có thể trồng thiên lý trong chậu hoặc thùng xốp và đặt ngoài ban công hoặc sân thượng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý: vị trí trồng phải thoáng gió, nhiều ánh sáng chiếu vào để cây được phát triển tốt.
Cách trồng và chăm sóc hoa thiên lý
Chuẩn bị trồng hoa thiên lý
Thời điểm trồng: Bạn có thể trồng hoa thiên lý vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên để cây phát triển nhanh và ra hoa quanh năm thì bạn nên trồng vào khoảng tháng 6 – 8 dương lịch
Chuẩn bị giống: Hoa thiên lý được trồng bằng một trong hai phương pháp: trồng bằng hạt hoặc trồng bằng nhánh dây. Thông thường, trồng bằng nhánh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và nhanh cho thu hoạch hơn. Tuy nhiên, để tìm được nhanh dây thiên lý chất lượng là khá khó. Do đó nhiều người thường lựa chọn hạt giống để trồng. Lưu ý khi chọn hạt giống cần tìm những nơi uy tín để có được hạt giống chất lượng, không mắc sâu bệnh và có tỷ lệ nảy mầm cao.
Đất trồng: Lựa chọn đất thịt pha cát, có độ tơi xốp và khả năng hút ẩm, thoát nước tốt. Trước 10 ngày khi trồng cây, bạn nên bón lót một ít phân NPK hoặc phân chuồng ủ hoai để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Đồng thời xới đất để đảm bảo độ tơi xốp.
Cách trồng hoa thiên lý bằng hạt
Để trồng hoa thiên lý bằng hạt, bước đầu tiên bạn cần ươm hạt giống. Hạt giống trước khi ươm cần được ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng để loại bỏ chất ức chế sinh trưởng có trên bề mặt hạt giống. Sau đó mới cho vào bầu ươm. Tưới nước thường xuyên cho bầu ươm để hạt giống nhanh nở cây con. Khi cây cao khoảng 10cm thì tách ra vườn trồng hoa thiên lý.
Cách chăm sóc hoa thiên lý
Tưới nước: Khi cây mới trồng, bạn nên tưới 2 lần mỗi ngày và sáng và chiều tối cho đến khi cây phát triển tốt thì giãn số lần tưới ra thành 2 – 3 ngày/lần.
Bón phân: Sau khi trồng vào chậu hay trồng ra đất được 2 tuần, bạn dùng phân trùn quế hoặc phân chuồng để bón. Cứ sau 2 – 3 tuần bạn lại bón tiếp 1 đợt như vậy thì đảm bảo cây đủ sức cho nhiều hoa
Làm giàn hoa: Việc làm giàn giúp cây phát triển tốt, hứng được nhiều ánh sáng hơn và tạo điều kiện ra hoa nhiều hơn. Tùy vào địa điểm trồng cũng như sở thích của bạn mà có cách làm giàn khác nhau. Có thể làm giãn chữ A hay kiểu giàn mướp, giàn bầu.
Xem thêm các loại cây khác: