Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chúng ta bắt gặp nhiều gia đình trồng Vạn Tuế trong sân trước nhà. Vậy điều gì khiến cho cây Vạn Tuế được yêu thích trồng trong các gia đình đến vậy? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Trồng cây vạn tuế trước nhà có tốt không? Có nên trồng không?

Cây Vạn Tuế có tên khoa học là Cycas revoluta, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Vạn Tuế là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản. Thân hình trụ, không phân cành, vỏ có nhiều gai do cuống lá rụng đi, trong có nhựa.

Cây Vạn Tuế có các tán lá lớn, phát triển tốt
Cây Vạn Tuế có các tán lá lớn, phát triển tốt

Lá nhiều tập trung ở đầu thân, sát nhau, kép lông chim to lớn, non cuộn hình thoa, lá chét thuôn dài, cứng. Hoa đơn tính khác gốc; nón ở ngọn thân, nón đực gồm nhiều vảy mang nhiều túi phấn, nón cái mang nhiều tâm bì, mặt dưới mang một số noãn cầu.

Theo phong thủy, cây Vạn Tuế có tác dụng cân bằng khí âm dương, cây được ví như các tráng sĩ đứng canh có nhiều công trình cổ kính hay công trình tâm linh thường dùng cây Vạn Tuế để làm đẹp và mang tính phong thủy cao.

Ngoài ra, với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Cây Vạn Tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính với ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp.

Lá cây Vạn Tuế thường được sử dụng để cắm hoa để tạo sự khỏe khoắn đối lập. Cây Vạn Tuế có ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp, cây thiên tuế được cho là 10 năm mới nở hoa và hoa này mang rất nhiều tài lộc cho gia chủ.

Như vậy, mọi người trồng Vạn Tuế trước nhà như là người bảo vệ và là loài cây mang lại nhiều may mắn, tài lộc, giúp sự nhiệp phất triển bền vững.

Cây Vạn Tuế còn được ưa chuộng trồng trong nhà vì những lý do sau:

  • Vạn Tuế là cây ưa bóng, có thể dễ dàng sống ở những nơi có ít ánh sáng mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc nên trồng trong nhà thì không tốn nhiều thời gian, công sức.
  • Vạn Tuế là cây có ý nghĩa phong thủy to lớn. Đây là loại cây biểu trưng cho quyền lực, sức mạnh, sự hưng thịnh nên rất được gia chủ ưa chuộng. Trồng cây Vạn Tuế trong nhà không chỉ tạo cảnh quan đẹp, gần gũi với thiên nhiên mà còn mang lại sự hưng phấn, thịnh vượng, thể hiện quyền lực của gia chủ và sự thịnh vượng của cả gia đình.

Nên trồng cây Vạn Tuế ở những vị trí nào trong nhà?

Cây Vạn Tuế với kiểu dáng trang nghiêm, hình dáng đẹp bắt mắt nên việc trồng Vạn Tuế trước nhà được rất nhiều người lựa chọn. Không chỉ vậy, cây Vạn Tuế còn có hoa rất đẹp và cây có thể xanh tốt quanh năm, không cần nhiều công chăm sóc.

Trồng cây Vạn Tuế trong sân vườn
Trồng cây Vạn Tuế trong sân vườn

Chính vì vậy khi trồng cây Vạn Tuế trước nhà thì gia chủ có thể có không gian xanh mát và luôn tràn ngập năng lượng. Thậm chí nếu bạn quá bận rộn thì việc trồng cây Vạn Tuế trước nhà cũng vô cùng hợp lý bởi dù không chăm sóc nhiều nhưng chúng vẫn có thể sinh trưởng bình thường.

Nếu chọn trồng trong nhà, không nên trồng trong phòng kín vì thân cây có chất gây ung thư. Theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ cây Vạn Tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Vì các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mạn tính, ngay cả trong hạt Vạn Tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.

Chậu Vạn Tuế nhỏ trong nhà
Chậu Vạn Tuế nhỏ trong nhà

Bạn không nên lo lắng quá, chất độc sẽ chỉ phát ra môi trường trong trường hợp sử dụng tay để bẻ lá, để nghịch vỏ, hạt hay tác động vào thân cây,… Nếu bạn sử dụng Cây Vạn Tuế chỉ để làm cảnh và không tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận của cây thì không có vấn đề gì.

Với những gia đình có con nhỏ thì không nên trồng Cây Vạn Tuế trong nhà mà có thể đặt ngoài sảnh hay trồng trong khuôn viên. Đồng thời, dù trồng ở đâu cũng nên để ý tránh cho trẻ tiếp xúc, ngậm hay nhai lá cây.

Một số lưu ý khi trồng cây Vạn Tuế trong nhà

Phương pháp trồng cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế được nhân giống chủ yếu bằng 2 phương pháp:

  • Nhân giống bằng hạt: Cách này an toàn nhất cây con có tỷ lệ sống cao khỏe mạnh. Cây Vạn Tuế rất ít ra hoa kết quả. Theo thống kê, trung bình cây Vạn Tuế trên 10 năm tuổi mới bắt đầu ra hoa kết quả lứa đầu tiên.
  • Trồng bằng cách tách cành con: Cách này được sử dụng nhiều hơn cả. Nên chọn cây mẹ khỏe mạnh xanh tốt để tránh cây con bị các bệnh do cây mẹ mang lại dẫn đến phát triển không tốt.

Chọn đất trồng thích hợp

Thành phần đất chủ yếu trồng cây Vạn Tuế bao gồm đất thịt trộn với một ít phân chuồng hoai mục và vôi bột để khử trùng đất, trộn đều lại với nhau sau đó đem đi ủ khoảng 10 ngày rồi mới tiến hành trồng cây.

Thời gian thích hợp trồng cây Vạn Tuế

Do là cây ưa ẩm nên nếu trồng trực tiếp ở ngoài đất thì nên chọn thời điểm vào vụ Xuân (tháng 3-4) hay vụ Thu (tháng 8-9) trong năm. Nếu trồng trong chậu thời vụ có thể tiến hành quanh năm tùy vào điều kiện mỗi nơi.

Kỹ thuật trồng cây Vạn Tuế

Trước khi tiến hành trồng cây nên bón thêm phân lót nước khi trồng. Sau đó đặt cây trên đất đã chuẩn bị sẵn ở các hố nhỏ, đặt gốc cây và lấp đất cho gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc quá sâu đều không tốt cho cây. Nén đất nhẹ xung quanh gốc và tưới giữ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây Vạn Tuế

Thời gian đầu khi trồng cần chăm chỉ tưới nước để giúp cây nhanh chóng bám vào đất. Tưới từ từ và đều tránh đóng váng trên mặt của đất. Định kỳ tưới 2-3 ngày 1 lần cho đến khi cây bén rễ vào đất thì thưa dần.

Cây Vạn Tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây.

Cần chú ý khi cây ra lá non cần giữ gìn không làm gãy, gập hoặc rơi rớt nước phân lên các lá non này nhất là những cây con thân cây vẫn còn thấp. Cứ khoảng 2-3 tháng nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/20 để giữ bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá cho cây.

Như vậy, có thể trồng cây Vạn Tuế trước nhà và trong nhà. Cây này trồng và chăm sóc dễ dàng, không cần kỹ thuật đặc biệt. Tuy nhiên, lưu ý tránh không cho trẻ con ngậm, nhai lá vì chứa chất độc nguy hiểm.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.