Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hoa sen có hương thơm dịu nhẹ, mang ý nghĩa phong thủy tốt. Nhưng có vì vậy mà chúng ta trồng sen trong nhà hay không?

Giới thiệu về cây hoa sen

Hoa sen là loài thực vật thủy sinh bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng năm 1979, sau đó lan rộng ra Trung Quốc và vùng lục địa Á — Úc.

Hoa sen cũng được xem là "Quốc hoa" của Việt Nam
Hoa sen cũng được xem là “Quốc hoa” của Việt Nam
  • Thân rễ có hình trụ, mọc thon dài và có gai tù mọc xung quanh thân.
  • Thân sen ngầm dạng củ sen, hình thuôn dài, ăn được. Rễ mọc từ củ sen, có nhiều nhánh. Cuống lá có nhiều gai, phiến lá to tròn màu xanh mướt.
  • Lá sen vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá dài, có gai nhỏ hơi tù. Phiến lá to hình khiên, đường kính toàn bộ lá tầm khoảng 60–70cm có gân tỏa thành hình tròn đẹp mắt.
  • Đài 3–5, và có màu lục.
  • Hoa sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.
  • Quả sen hay chính là hạt sen chứa một hạt không nội nhũ, có hai lá mầm dày. Chồi mầm gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Có nên trồng hoa sen ở trong nhà không?

Sen vốn là loài hoa ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chúng chỉ ưa mọc ở những nơi ấm áp và cần ít nhất 6 giờ ánh sáng mỗi ngày, do vậy so việc trồng cây hoa sen ở trong nhà không được khuyến khích do không đủ điều kiện về ánh sáng để cây phát triển. Trường hợp nếu muốn trồng hoa sen, tốt nhất bạn nên trồng trước nhà, mái hiên, ban công hoặc trong khu vườn nhà mình. Việc trồng hoa sen trước nhà mang nhiều ý nghĩa tích cực:

Ý nghĩa về mặt phong thủy

Hoa sen xuất hiện nhiều trong Phật giáo: Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, khi lễ Phật hai bàn tay chắp lại làm thành hình hoa sen chưa nở – kiểu lễ Liên hoa hợp chưởng, trong các công trình phật giáo nổi tiếng như chùa Một Cột, tháp Cửu Phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương,… đều thể hiện một vai trò quan trọng, ý nghĩa hoa sen nhất định đối với tín ngưỡng.

Hoa sen gắn liền với ý nghĩa trong Phật giáo
Hoa sen gắn liền với ý nghĩa trong Phật giáo

Theo đó, trong Phật giáo, hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành bởi vì nó mọc lên từ những vùng nước bùn lầy, hôi bẩn song lại giữ được bản thân hoàn toàn trong sạch. Trong thần thoại Ai Cập, hoa sen được xem như một dấu hiệu của sự tái sinh với việc phá vỡ bề mặt nước mỗi buổi sáng cũng gợi lên ước muốn vươn lên đón ánh mặt trời, điều này được liên tưởng đến sự giác ngộ hoặc khả năng nhận ra Phật tính của con người.

Ý nghĩa của sen còn là biểu tượng của sự cao cả, yêu thương. Vì sống với Phật nên màu sen được ví như màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ. Đó còn là màu của sự thanh khiết nơi tâm hồn thể hiện những phẩm chất thánh thiện, tinh khôi nhất xuất phát từ lòng yêu thương, nhân ái, khoan dung và cao thượng của kiếp người.

Trong phong thủy, hoa sen còn có tác dụng điều hòa khí vượng, tăng cường năng lượng tốt và ngăn chặn những điều xấu, giúp cho gia chủ tránh ưu phiền để tĩnh tâm an hưởng hạnh phúc.

Ý nghĩa về cảnh quan

Hoa sen có 2 màu chính là trắng xanh và hồng phớt, khi trồng trong chậu sẽ nổi bật trên nền lá xanh mướt rất đẹp mắt. Việc bố trí một chậu sen sẽ giúp không gian nhà ở tươi mới và sinh động hơn, là nơi cả gia đình có thể cùng quây tụ lại ngắm nụ hoa mới nở mà trầm trồ trước vẻ đẹp thanh tao mà cao quý.

Ý nghĩa về tinh thần

Tuy sống trong đầm lầy nhưng hoa và lá sen luôn toả ngát hương thơm. Vì đặc tính đó, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục và hoàn mỹ ,giúp con người có thể tịnh tâm, làm cho không gian trong căn nhà trở nên ấm áp, yên bình hơn.

Ngoài ra, có thể bạn cũng quan tâm:

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sen trong nhà

Có 2 vụ trồng sen chính đó là từ tháng 12 đến tháng 1 và  từ tháng 5 – tháng 7 (dương lịch). Nhưng tốt nhất là nên trồng sen vào mùa xuân – hè, khi mà nền nhiệt độ lên trên mức 25 độ C.

Chuẩn  bị:

  • Hạt sen: Nên chọn hạt đã già, to, sậm màu để đảm bảo khả năng nảy mầm của chúng cao hơn và cây phát triển khỏe mạnh hơn. Những hạt còn xanh, mềm và bé  hay những hạt nhăn, lép,..khả năng nẩy mầm thấp hoặc sẽ cho giống yếu, bạn không nên chọn.
  • Đất: Đất cần tơi xốp, có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.Trộn theo tỷ lệ hai phần đất sét và một phần đất cát bùn ( tỷ lệ 2:1 ),
  • Chậu đựng: Chọn chậu có đường kính 30 cm trở lên, gieo số hạt tùy vào kích thước chậu, trung bình chậu với kích thước 30 cm gieo 1 hạt. Chất liệu chậu tùy ý: nhựa, sứ, xi măng… Lưu ý là chậu không cần có lỗ nhỏ dưới đáy.

Ươm hạt sen

Hạt sen vốn vỏ rất dày, vì vậy, bạn cần mài phần đầu hạt cho mòn một bên, để lộ phần thịt ở bên trong ra. Việc này giúp hạt nảy mầm và đâm chồi dễ dàng, tránh khả năng bị tự thối rữa. Thường thì hạt giống sẽ có hai đầu nhọn giống nhau, nhưng khi bạn nhìn kỹ sẽ thấy có một đầu hơi lõm vào bên trong. Đây chính là đầu mà chúng ta cần xử lý để giúp mầm cây có thể chui lên một cách dễ dàng.

Ngâm hạt giống với nước ấm từ 16 – 30 độ C. Mỗi ngày cần thay nước ngâm / lần cho tới khi hạt sen nảy mầm. Trường hợp bạn không thay nước thì nước sẽ bị chua, hạt không nảy mầm. Khoảng 7 ngày sau, các hạt bắt đầu nảy mầm non, đợi đến khi cây dài khoảng 15cm, bạn chuyển ra chậu để trồng.

Cách trồng hoa sen từ việc ươm hạt
Cách trồng hoa sen từ việc ươm hạt

Trồng sen

Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu, đổ nước vào chậu rồi khuấy đều hỗn hợp. để khoảng  2-3 ngày cho bùn lắng xuống đáy chậu. Đổ bớt nước ra khỏi chậu, chừa lại lượng nước cao hơn lượng đất khoảng 10cm.

Tiến hành đặt hạt đã nẩy mầm chuẩn bị sẵn vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.

Chăm sóc

Nên bổ sung nước cho chậu 1-2 lần/ tuần ( tốt nhất là 1-2 ngày lần).

Sau khi trồng sen ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau :

  • Phân hữu cơ : 1 muỗng cà phê nhỏ ( gói trong giấy, ấn sâu xuống bùn, cách gốc 10cm)
  • Phân hỗn hợp NPK: Rắc phân chậm tan vào bùn sát thành chậu, nên bón 1 tháng/lần. cây dưới 3 tháng sử dụng NPK 30-10-10; cây từ 3 tháng sử dụng NPK 20-20-20. Lượng phân tùy vào kích thước chậu, chậu 50cm sử dụng lượng phân ½ muỗng cà phê. Nên bón luân phiên các loại phân, không nên bón vôi với lượng lớn để tránh cây bị xót. Thời gian bón mỗi loại nên cách xa nhau, không bón nhiều loại cùng lúc.
  • Cắt bỏ hoa héo, tàn, lá úa, sâu bệnh. Để cây có nhiều hoa nở, cắt sát tận chân cuống tất cả các bông hoa đã tàn.
  • Thay đất trồng : Sau 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong đất trồng nên phải tiến hành thay. Nhổ sen lên, trong trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi, rồi trồng lại.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên trồng sen trong nhà hay không. Từ những phân tích trên có thể thấy việc trồng sen mang nhiều ý nghĩa tích cực và sẽ hợp hơn khi trồng trước nhà, ngoài vườn. Trường hợp muốn trồng trong nhà, mỗi ngày vào buổi sáng bạn nên mang chậu sen phơi nắng 5 – 6 tiếng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.