Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây vú sữa là loại cây ăn quả thân gỗ, tán lá rộng và phát triển nhanh, cho nhiều bóng mát. Đồng thời, quả vú sữa ngọt, thơm nên nhiều gia đình chọn trồng trước nhà, vừa có bóng mát, vừa có quả ăn. Vậy có nên trồng cây vú sữa trước nhà  không?

Có nên trồng cây vú sữa trước nhà không?

Cây Vú Sữa có tên gọi khác là cây Sữa Mẹ, cây Bầu Sữa Mẹ. Có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, họ Sapotaceae. Quả Vú Sữa có nguồn gốc ở Tây Ấn, sau đó được đưa đến Trung Mỹ. Hiện nó đang được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Đông Nam Á. Ở Việt Nam nó được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp,…

Cây Vú Sữa cao, tán lá rộng cho nhiều bóng mát
Cây Vú Sữa cao, tán lá rộng cho nhiều bóng mát

Là loài cây thuộc loại lưỡng tính (tự thụ phấn), thân gỗ sống lâu năm, cao khoảng 10-15m. Cành mềm, tán lá rộng, lá thường màu xanh, mọc so le hình oval đơn. Vỏ cây nhiều mủ và không ăn được. Hoa Vú Sữa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm.

Cây Vú Sữa cảnh
Cây Vú Sữa cảnh

Vì có tán lá rất dày và rộng nên nó được ưa chuộng trồng làm cây cảnh ngoại thất lấy bóng mát, điều hòa không khí cho khu vực xung quanh. Một số cây được trồng trồng vào chậu tạo dáng bonsai trưng bày. Những người thích chơi cây cảnh thường săn tìm cây Vú Sữa đẹp để làm phong phú hơn vườn bonsai của họ.

Vị trí trồng cây vú sữa ở trước nhà

Theo phong thủy, trước nhà là khoảng không gian quan trọng, là nơi mọi nguồn khí tích tụ gồm cả âm khí và dương khí. Việc trồng cây Vú sữa trước nhà cần đảm bảo giúp hấp thu nguồn dương khí, ngăn cản âm khí vào nhà.

Do vậy, không nên trồng cây ngay giữa cửa nhà, giữa lối đi hay để cành lá quá nhiều vì chúng ngăn cản sự lưu thông tự nhiên của không khí. Điều này sẽ có tác động cực kỳ xấu tới vận khí của gia đình. Cây cần đặt ở vị trí giúp mang lại sự thông thoáng, đi lại thuận tiện.

Bạn cũng không nên trồng cây quá sát các công trình phụ của ngôi nhà vì khi phát triển lớn thì cây có thể làm hư hỏng, làm xấu công trình. Đồng thời, bạn nên chú ý cắt tỉa cành, tán lá thường xuyên, tránh việc những tán lá rậm rạp làm che khuất tầm nhìn, tích tụ âm khí.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây vú sữa

Thời vụ trồng Vú Sữa: Vú Sữa có thể trồng và sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên, nên trồng vào đầu mùa mưa để tăng tỷ lệ sống cao hơn và tiết kiệm thời gian và công sức tưới nước.

Chọn giống cây trồng: Vú sữa Lò Rèn có nguồn gốc xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là giống vú sữa có năng suất cao, quả ngon. Các giống vú sữa Tím, vú sữa Nâu có năng suất thấp nhưng thường chín sớm hơn so với vú sữa Lò Rèn.

Cách trồng cây Vú Sữa:

  • Trồng bằng chiết cành: 
    • Thời gian cắt cành từ tháng 1 – 3 Âm lich. Dùng dao bén khoanh và lột bỏ khoảng vỏ từ 2 – 2,5cm. Sau đó, dùng dây nilon cột quanh vết cắt để ráo nhựa cây.
    • Khoảng 20 – 25 ngày sau đó bắt đầu bó bầu, vật liệu bó bầu thường là rễ lục bình, xơ dừa, rơm rạ, bùn ao, bao nilon.
    • Sau khi bó bầu khoảng 10 – 15 ngày, kiểm tra nước và phun thuốc sâu để ngăn ngừa kiến và các côn trùng khác cắn phá rễ cây. Thường xuyên tưới nước để bầu không bị khô.
    • Sau khi bó bầu 3 – 4 tháng, cắt nhánh và dùng bẹ chuối hoặc bầu nilon chứa đất xốp giâm nhánh, để trong mát dưỡng 15-30 ngày cho rễ thuần thục trước khi đem trồng.
  • Trồng bằng ghép: 
    • Chọn những hạt vú sữa to, không bị sâu bệnh đem gieo trong vườn ươm. Làm thành luống gieo, thông thường cây mọc khoảng 3-4 tuần lễ sau khi gieo.
    • Lúc cây có 3-5 lá thì có thể đem ra trồng ở vườn ghép, đến khi cây đạt tiêu chuẩn ghép (8-12 tháng tuổi) thì ra ngôi cho vào túi nilon có đục lỗ thoát nước sau đó tiến hành ghép.
    • Sau khi ghép 40-45 ngày, kiểm tra thấy có sự tiếp hợp tốt giữa gốc ghép và cành ghép (mắt ghép) thì cắt và đem để trong bóng râm khi nào cây phát triển có thể đem trồng.

Cách tỉa cành, tạo tán cho cây: 

  • Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
  • Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rủ, cành ốm yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới.
  • Cây có độ tuổi từ 20 năm trở lên, cao quá 6m nên tiến hành trẻ hoá cho cây. Kỹ thuật trẻ hoá nên được áp dụng liên tiếp trong 3-4 năm, mỗi năm trên từng phần của cây để đảm bảo mức thu nhập.

 Tưới nước: Tưới nước đầy đủ là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa nhằm đảm bảo sinh trưởng. Tưới đạm sau thời kỳ khô hạn tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây và đảm bảo tỷ lệ đậu trái cao.

  • Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa . Tưới 3-5 lần/ tuần, 20-30l nước/lần/cây vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu.
  • Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước thường xuyên 2-3 ngày/ lần.

Như vậy, bạn có thể trồng cây Vú Sữa trước nhà tại các vị trí không vướng lối đi. Đồng thời nên thường xuyên tỉa cảnh để cây lá không che mất luồng khí tốt vào nhà.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.