Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây nha đam (cây lô hội, lao vỹ…) là loài cây rất thích hợp trồng trong nhà, phòng khách, phòng ngủ bởi mang ý nghĩa phong thủy, làm đẹp không gian rất tốt.

Đặc tính của cây nha đam

Cây nha đam hay còn gọi là lô hội, la hội, lao vỹ … tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae), là cây có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, hiện nay phát triển rộng rãi ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Đây thuộc cây đa năng, sống lâu năm, dễ trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh.

Cây nha đam có gốc, thân ngắn, lá không có cuống, mọc sát thân, lá to, dày, mọng, có hình lưỡi giáo, màu xanh tươi đẹp mắt, phần gốc mọc dày và theo chiều mở dần ra. Mép lá dày, có răng cưa thô như gai nhọn.

Hoa cây nha đam mọc thành cụm, cành hoa dài khoảng 1m, lúc non mọc đứng sau thì rủ xuống. Hoa có dạng ống màu vàng hoặc màu đỏ, kết dính với nhau tạo nên hình pháo hoa đang nở, trông rất lạ và đẹp mắt.

Trên thế giới, cây nha đam mọc ở những vùng nhiệt đới Châu Phi, Madagascar, Ả Rập, Nam Phi, Ethiopia, Nam Á và Đông Nam Á.

Ở nước ta, cây nha đam được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, cây mọc nhiều ở các vùng như Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.

Có nên trồng cây nha đam ở trong nhà không? Trồng nha đam trong phòng ngủ tốt không?

Khi được hỏi Có nên trồng cây nha đam trong nhà không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Lý do là bởi loài cây này mang rất nhiều ý nghĩa trong việc tạo thẩm mỹ cho không gian, ý nghĩa phong thủy, tác dụng làm đẹp, tốt cho sức khỏe con người. Bạn có thể trồng cây nha đam trong nhà ở các không gian: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng đọc sách… đều rất tốt. Hoặc bạn cũng có thể đặt chậu cây nha đam kệ cửa sổ, ban công cũng là ý tưởng hay.

Về tính thẩm mỹ

Bạn có thể đặt vài chậu cây nha đam trong nhà ở khung cửa sổ
Bạn có thể đặt vài chậu cây nha đam trong nhà ở khung cửa sổ

Những chậu nha đam nho nhỏ, xinh xắn màu xanh lá cây mát lành khi bố trí trong kệ sách, kệ tivi, bàn uống nước phòng khách; bố trí phòng ngủ, nhà bếp sẽ khiến không gian trở nên tươi mới, đầy sức sống và nhiều sinh khí hơn, tô điểm thêm cho không gian sống của gia đình.

Về mặt phong thủy

Trong phong thủy, cây Nha đam thuộc hành Mộc. Các loại cây thuộc hành Mộc thường mang đến may mắn, tài vượng. Đặc biệt càng phúc khí hơn khi để cây Nha đam trên bàn làm việc, kệ sách hay cạnh khung tranh,…

Hoa nha đam có thể dài tới 1m, khi hoa nha đam còn non thì mọc thẳng, đến khi nở rộ thì hoa nha đam trông giống như những bông pháo rất đẹp mắt. Khi nhìn thấy cây nha đam nở hoa có nghĩa là gia đình có chuyện vui, có thể là đầu tư thành công, công việc phát triển, đạt được thành quả xứng đáng.

Về mặt ẩm thực

Nha đam có thể được sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn, giàu dinh dưỡng như: sữa chua nha đam, chè nha đam, thạch nha đam…

Về mặt sức khỏe, làm đẹp:

Ngoài giá trị làm cảnh cây lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thể như cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit… Trong thành phần của lá cây nha đam có chứa các tế bào chlorophyll – đây là những tế bào có khả năng chống lại tia tử điện từ máy tính, điện thoại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nha đam có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh
Nha đam có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh

Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Cây nha đam còn được xem giống như một “cỗ máy” báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả. Nếu như cây nha đam bạn đang trồng xuất hiện những vết đốm màu nâu trên thân cây, bạn nên xem xét lại không gian sống xung quanh để bảo đảm sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Lá nha đam có màu xanh nhạt – màu sắc mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người.

Với các bạn nữ, có thể lấy 1 – 2 cành nha đam gọt vỏ, rửa sạch, cạo lấy lớp nhựa trong suốt trong ruột lá và thoa đều lên mặt trước khi ngủ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với nước mát. Thực hiện 3 lần/tuần bạn sẽ thấy da mình sáng mịn, sạch mụn.

Nếu chẳng may bị bỏng, chỉ cần lấy phần thịt của lá nha đam bôi vào là khắc phục được ngay. Chất nhờn trong lá cây có tác dụng làm mát, giảm đau và nhanh liền da.

Ngoài ra một trong những lý do bạn nên lựa chọn cây nha đam trồng trong nhà bởi loại cây này rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không hay bị chết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm:

Có nên trồng nha đam trước nhà không?

Ngoài việc trồng nha đam trong nhà thì trồng nha đam trước nhà, trước hiên, ban công, trong vườn cũng rất là tốt. Các loại cây cảnh như nha đam ưa ánh sáng, nếu được trồng ngoài trời, có đủ ánh sáng nhiệt độ thì cây thậm chí phát triển nhanh và tươi tốt hơn nhiều so với trong nhà, đỡ tốn nhiều công chăm sóc. Về ý nghĩa sức khỏe, thẩm mỹ, ẩm thực, phong thủy thì trồng nha đam trước nhà cũng tương tự như trồng ở trong nhà.

Cây nha đam hợp mệnh gì?

Thường thì đối với cây cảnh thì hầu hết mọi người, thuộc các mệnh khác nhau như Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đều có thể trồng trong nhà, trước nhà miễn là yêu thích. Bởi nha đam nói riêng và các loại cây cảnh nói chung mang ý nghĩa nhiều về mặt sức khỏe và tinh thần rất lớn, giúp gia chủ thư thái và thoải mái hơn trong quá trình trồng và chăm sóc.

Nha đam toàn thân là màu xanh lá cây, đây là màu bản mệnh của mệnh Mộc, do đó nếu để nói mệnh nào hợp nhất thì người mệnh Mộc sẽ phù hợp trồng cây nha đam nhất, mang lại nhiều vượng khí tốt. 

Người mệnh Mộc sinh vào các năm:

  • Nhâm Ngọ: 1942, 2002
  • Kỷ Hợi: 1959
  • Mậu Thìn: 1988
  • Quý Mùi: 1943, 2003
  • Nhâm Tý: 1972
  • Kỷ Tỵ: 1989
  • Canh Dần: 1950, 2010
  • Quý Sửu: 1973
  • Tân Mão: 1951, 2011
  • Canh Thân: 1980
  • Mậu Tuất: 1958, 2018
  • Tân Dậu: 1981 

Cách trồng và chăm sóc cây nha đam

Thông thường hiện nay mọi người thường có xu hướng mua cả chậu cây nha đam sẵn ngoài cửa tiệm cho nhanh, vừa đẹp vừa đỡ mất thời gian. Tuy nhiên nếu muốn trồng thì bạn có thể có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:

Cách trồng cây nha đam trong chậu

Chuẩn bị:

  • Cây nha đam giống: chọn cây to khỏe được tách từ cây mẹ ra.
  • Chậu cây: bên dưới đáy chậu có đục lỗ nhỏ thoát nước
  • Đất trồng: đất pha cát dễ thoát nước. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Các bước trồng:

Cho đất đầy 2/3 chậu, đào một lỗ nhỏ rồi trồng cây nha đam. Sau đó rải thêm một lớp đất lên phía trên để cố định cây nha đam được chắc chắn, lấy tay ấn nhẹ đất quanh gốc cây. Sau đó tưới nước, đặt cây ở bóng râm. Mỗi ngày tưới 1 – 2 lần nước để cây mau ra rễ và sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây nha đam:

Để chăm sóc nha đam, bạn cũng cần nắm một số kỹ thuật nhất định. Nha đam là cây không ưa tích nước nên vào những ngày mưa, ẩm ướt nếu đất thoát nước kém thì cây dễ bị khô héo, cành và rễ bị thối hoặc chết. Vì vậy không nên tưới quá nhiều nước, tưới vừa phải, vào những ngày nắng nóng thì tưới 2-3 lần một tuần. Không quên chú ý đến độ thoát nước của đất, nên bón các loại phân lên men như phân bánh, phân gà, giun đất…

Nếu cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì do cây bị ngập nước, mưa nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.

Cách trồng nha đam trong nước (trồng nha đam thủy sinh)

Cách trồng nha đam trong nước dưới dạng thủy sinh không khó, chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bình, lọ thủy tinh có chiều rộng phù hợp; lượng nước cao tương ứng với bộ rễ của cây.

Bước 2: Nhẹ nhàng tách cây nha đam ra khỏi chậu đất và rửa sạch đất bám vào rễ. Sau đó, trồng cây vào các lọ, bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn.

Bước 3: Chú ý chăm sóc cây trong giai đoạn đầu; bổ sung dinh dưỡng dưới dạng dung dịch để cây phát triển tốt nhất.

Chú ý: nên cần thay nước 1 tuần 1 lần. Cần đảm bảo nước ngập rễ chứ không ngập thân chính của cây. Chúng ta có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển tốt hơn.

Cách trồng nha đam từ lá

Đặt lá lô hội nằm ngang ở trên mặt đất trong chậu, dùng tay xới một ít đất lấp khoảng 1/2 lá. 

Sau đó đặt chậu cây ra nơi có nắng (tránh tiếp xúc với mưa quá nhiều). Rồi tưới nước để làm ẩm đất xung quanh cây. 

Nên theo dõi đất hàng ngày nếu thấy đất khô quá thì tưới thêm một chút nước cho cây.

Cây lô hội sẽ đâm chồi, ra lá trong vòng một vài tuần. Cây nha đam ưa sáng, ấm, khô, khả năng chống chịu hạn mạnh phát triển rất nhanh trong ngày hè.

Bài viết đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi có nên trồng cây nha đam trong nhà hay không. Từ những phân tích ở trên, bạn có thể bố trí 1 vài chậu nha đam nho nhỏ trong nhà để làm tươi mới cho không gian, mang đến nhiều may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình mình nhé! Có một lưu ý nho nhỏ, do lá nha đam có những gai nhọn xung quanh nên nếu gia đình nào có trẻ nhỏ thì cần đặt cây ở vị trí cao một chút để tránh bé nghịch đùa làm tổn thương nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.